Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý?
- Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý?
- Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thế nào?
- Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm những gì?
Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý?
Căn cứ Mục I thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 945/QÐ-BVHTTDL 2024, sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính bao gồm:
- Thủ tục hành chính cấp trung ương
+ Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
+ Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài
- Thủ tục hành chính cấp địa phương
+ Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương
+ Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập
+ Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
+ Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
+ Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
+ Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
+ Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
+ Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
+ Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 945/QÐ-BVHTTDL 2024, thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thực hiện như sau:
* Trình tự thực hiện:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên phải gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét cấp phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể Tải
(2) Đề án nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể Tải
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Di sản văn hóa.
* Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
- Đề án nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm những gì?
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm:
- Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.
- Lễ hội truyền thống Lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Lễ hội truyền thống Lễ hội Đình Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
- Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.
- Lễ hội truyền thống Lễ hội Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề làm bánh tráng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Xtiêng, tỉnh Bình Phước.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer, huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Lễ hội truyền thống Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer, tỉnh Trà Vinh.
- Lễ hội truyền thống Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long, xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Tiếng nói, chữ viết Chữ Nôm của người Dao, tỉnh Thái Nguyên.
- Tri thức dân gian Nghệ thuật may, thêu trang phục của người Dao, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ; xã Liên Minh, xã Nghinh Tường, xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Ví của người Tày, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Lễ hội truyền thống Lễ hội Văn Thánh Miếu, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Hát Bội, tỉnh Vĩnh Long.
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu mùa (Mí Nhung Hơi) của người Pà Thẻn, xã Tân lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Páo dung của người Dao, tỉnh Hà Giang.
- Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ hội Cầu ngư làng Cam Lâm, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian Nghề làm bột gạo Sa Đéc, xã Tân Phú Đông và Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng thần rừng (Yang Brê) của người Mạ, thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Lễ hội truyền thống Lễ hội cầu mưa của người Thái trắng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, tỉnh Đắk Lắk.
- Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Chèo ở Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?