Sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải có tối thiểu những kiến thức nào?

Chị ơi cho em hỏi: Sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải có tối thiểu những kiến thức nào? Đây là câu hỏi của bạn Diễm Sương đến từ Hải Phòng.

Sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị trong các nhà máy may giúp cho hệ thống các trang thiết bị công nghệ luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học nghề Sửa chữa thiết bị may làm việc độc lập và làm việc theo nhóm với các nhiệm vụ: trực tiếp hiệu chỉnh, sửa chữa các trang thiết bị trên các dây chuyền sản xuất; nghiên cứu, thiết kế chế tạo các loại cữ gá phục vụ sản xuất; lắp đặt các trang thiết bị phù hợp với mặt bằng và yêu cầu sản xuất; kinh doanh, cung cấp các chủng loại vật tư thay thế, trang thiết bị ngành may; điều hành, luân chuyển các trang thiết bị khi thay đổi sản xuất đơn hàng; cập nhật hồ sơ quản lý thiết bị; tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo về đầu tư mua sắm, thanh lý tài sản, trang thiết bị...
Đối với nghề Sửa chữa thiết bị may, thiết bị, dụng cụ chủ yếu gồm: tuốc nơ vít các loại, búa nguội, các loại kìm, các loại cle, các loại chìa vặn lục lăng, kéo cắt kim loại, các loại thức đo kiểm, máy mài, máy khoan, các loại mỏ hàn, máy vi tính, phần mềm quản lý bảo trì thiết bị và các thiết bị chuyên dùng khác. Ngoài ra còn có các loại nguyên phụ liệu dùng trong ngành may, sổ tay...
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện trong các doanh nghiệp dệt may, các cửa hàng kinh doanh thiết bị vật tư phụ tùng ngành may, các nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị may, các hãng sản xuất thiết bị của nước ngoài. Môi trường làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn, sức khỏe. Đây là một nghề không quá nặng nhọc nhưng lại chịu áp lực về thời gian, đòi hỏi cần phải nhạy bén, linh hoạt, chất lượng, hiệu quả công việc trong bối cảnh khoa học công nghệ luôn luôn thay đổi và phát triển không ngừng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị trong các nhà máy may giúp cho hệ thống các trang thiết bị công nghệ luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

thiết bị may

Ngành sửa chữa thiết bị may (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kiến thức
- Trình bày được phương pháp đo và kiểm tra an toàn các chi tiết máy ghép, các cơ cấu cơ khí có công dụng chung; các cơ cấu chấp hành trong thiết bị may;
- Mô tả được hệ thống trang thiết bị trong công nghiệp may, phương pháp tổ chức quản lý bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong nhà máy may;
- Trình bày được cấu tạo, phương pháp sử dụng các dụng cụ thường dùng trong bảo dưỡng sửa chữa thiết bị may;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy một kim, hai kim, thùa đầu bằng, đính cúc, vắt sổ, đính bọ, trần đè, máy cắt vải đẩy tay;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số mạch điện, linh kiện điện tử, khí cụ điện, máy điện điển hình trong thiết bị may;
- Phân tích được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chỉnh phần cơ khí máy may một kim, hai kim, thùa đầu bằng, đính cúc, vắt sổ, đính bọ, trần đè, máy cắt vải đẩy tay đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Phân tích được quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng, sửa chữa mạch nguồn, mạch điều khiển, động cơ, nam châm điện trong các thiết bị may điện tử điển hình đáp ứng đúng trạng thái làm việc tiêu chuẩn của thiết bị may;
- Phân tích được quy trình đánh giá và lựa chọn công nghệ cho doanh nghiệp may;
- Tư vấn được cho doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư thiết bị ứng dụng công nghệ xanh và công nghiệp 4.0;
- Phân tích được phương pháp thu gom và xử lý một số chất thải công nghiệp cơ bản phát sinh trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị may;
- Phân tích được phương pháp quản lý thiết bị may, giám sát dây chuyền lắp ráp thiết bị may, tổ chức kinh doanh thiết bị may và tổ chức chuyển giao công nghệ cho nhà máy may;
- Phân tích được nguyên nhân của các sai hỏng thường gặp và các biện pháp phòng tránh, xử lý trong quá trình sửa chữa thiết bị may, máy cắt vải đẩy tay và chế tạo cữ gá;
- Phân tích được phương pháp lập kế hoạch, triển khai thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra các công việc được giao;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức như trên.

Người học ngành sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sửa chữa thiết bị may, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Như vậy, người học ngành sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

1,535 lượt xem
Ngành sửa chữa thiết bị may
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng thì người học có thể làm những công việc nào?
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải có tối thiểu những kiến thức nào?
Pháp luật
Người học ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành sửa chữa thiết bị may

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành sửa chữa thiết bị may

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào