Sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng là bao lâu?
Sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Theo điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng như sau:
Vi phạm quy định quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:
a) Các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy giống cây trồng;
c) Biên bản kiểm định; kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức này còn bị buộc hu hồi các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm.
Sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng thì tổ chức bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng không?
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 31/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và tối đa là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
2. Thời Điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?