Sự ổn định của mái dốc trên nền đường trong công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cần đáp ứng những yêu cầu nào?
- Công trình phòng chống đất sụt được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc chung nào?
- Sự ổn định của mái dốc trên nền đường trong công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cần đáp ứng những yêu cầu nào?
- Các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cần đáp ứng những quy định chung nào?
Công trình phòng chống đất sụt được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc chung nào?
Căn cứ tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, nguyên tắc chung để lựa chọn biện pháp công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được quy định như sau:
"9.1 Nguyên tắc chung để lựa chọn biện pháp công trình phòng chống đất sụt
Việc lựa chọn biện pháp phòng ngừa hoặc xử lý đất sụt trên đường giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Biện pháp thiết kế xử lý đất sụt phải phù hợp với chủ trương kỹ thuật hay nhiệm vụ thiết kế và khả năng kinh phí của Chủ đầu tư, từ đó để đưa ra các giải pháp thiết kế xử lý đất sụt phù hợp hoặc là chỉ có tính tạm thời hay ở mức nửa kiên cố hoặc với yêu cầu phải kiên cố hóa, bền vững lâu dài.
- Các biện pháp xử lý đất sụt phải được đề xuất theo một số phương án trong bước thiết kế cơ sở, từ đó lựa chọn phương án hợp lý nhất để tiến hành lập thiết kế chi tiết ở bước lập BVTC.
- Các hồ sơ thiết kế xử lý đất sụt đều phải kèm theo các bản tính toán sơ bộ hoặc bản tính chi tiết ứng với các bước thiết kế cơ sở hoặc thiết kế BVTC, về tính toán ổn định mái dốc, tính toán kết cấu, tính toán thoát nước và tính toán bố trí các công trình phụ trợ khác nhằm đảm bảo ổn định mỏi dốc, góp phần bảo vệ môi trường."
Sự ổn định của mái dốc trên nền đường trong công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Sự ổn định của mái dốc trên nền đường trong công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cần đáp ứng những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Tại tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế quy định các yêu cầu chung về sự ổn định của mái dốc nền đường như sau:
"9.2 Yêu cầu chung về sự ổn định của mái dốc nền đường
9.2.1 Trong quá trình thiết kế và thi công các tuyến đường miền núi đi qua vùng địa hình cao, có cấu trúc địa chất phức tạp, cần phải đánh giá khả năng ổn định nền đường và mỏi dốc, để từ đó xác lập các căn cứ đề xuất những biện pháp xây dựng các công trình phòng hộ hoặc các công trình chống đỡ hoặc gia cố mỏi dốc nhằm đảm bảo được độ ổn định cần thiết của mỏi dốc nền đường, nhất là ở những đoạn đường chạy qua vùng có hoạt động đất sụt. Trong khi đánh giá, cần phân biệt rõ trường hợp mất ổn định chung làm thay đổi hình dạng và trạng thái ban đầu của mái dốc và trường hợp mất ổn định cục bộ khi chỉ làm thay đổi một phần hình dạng và trạng thái ban đầu của mái dốc theo các phương pháp thích hợp nêu ở Điều 9.3 để có thêm cơ sở trong việc đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.
9.2.2 Những vị trí cần kiểm toán ổn định mái dốc nền đường
Việc tính toán ổn định mái dốc nhất thiết phải được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Nền đường đắp bằng đất, đá cao trên 12 m;
- Nền đường đảo qua các tầng đất sâu quá 12 m, tính theo cao độ tim đường;
- Nền đường đào sâu quá 3 m khi cắt qua các vùng đồi thoải cú nguồn gốc trầm tích, đất trồng trọt bở rời, có độ dốc thiên nhiên dưới 20°;
- Nền đường đào qua khu vực địa chất có cấu trúc từ đá cát kết hoặc sét kết có mặt đá phản phiến và góc dốc đổ hướng về phía mặt đường;
- Nền đường đào qua khu vực địa chất có cấu trúc từ đá Granit phong hóa mạnh thành đất có dạng hạt như cát và chứa nước;
- Nền đường đào qua các khe suối cạn hoặc khe tụ thủy được tích tụ từ các tảng lăn, đá mồ côi;
- Nền đường đào sâu quá 3 m khi cắt qua khu vực địa chất đất dăm sạn lẫn đá tảng, đá mồ côi;
- Nền đường đào cắt qua khu vực địa chất có xuất hiện loại đá phiến sét màu đen ẩm ướt;
- Nền đường đắp đoạn qua khúc sông cong;
- Nền đường đắp trên nền tảng địa chất là đá cứng và có độ dốc ngang lớn hơn 10°;
- Nền đường đắp trong khu vực ngập nước thường xuyên hoặc đắp trên tầng đất yếu;
- Nền đường đào và đắp trong vùng có động đất cấp 9/12 trở lên.
9.2.3 Yêu cầu về các loại tài liệu để phục vụ tính toán ổn định mái dốc
- Các mặt cắt ĐCCT tỷ lệ 1:500 đến 1:200 có mô tả các lớp cấu trúc địa chất kèm theo các chỉ tiêu cơ - lý đặc trưng của đất, đá
- Các chỉ tiêu cơ - lý tiêu chuẩn cơ bản của đất đá bao gồm: góc nội ma sát φ, lực dính c và khối lượng thể tích γ ở 2 trạng thái tự nhiên và trạng thái bão hòa nước. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, còn phải thu thập thêm các số liệu cơ bản khác như: hệ số thấm K, thành phần hạt, quan hệ giữa sức kháng cắt với độ ẩm của đất, ... phù hợp với phương pháp thí nghiệm được quy định tại TCVN 4195; TCVN 4196; TCVN 4197; TCVN 4198; TCVN 4199; TCVN 4200; TCVN 4201; TCVN 4202.
- Các số liệu về ĐCTV, thủy văn khu vực và địa chấn khu vực quy định tại TCVN 9386, TCVN 9845;
- Tài liệu về khảo sát địa hình khu vực mái dốc trước và sau khi bị mất ổn định;
- Các số liệu về hố đào, khoan thăm dò, dự đoán mặt trượt có thể xảy ra;
- Các tư liệu khác về hoạt động ĐCCT trong khu vực.
9.2.4 Điều kiện cơ bản để đánh giá khả năng ổn định của mái dốc nền đường
Trong mọi trường hợp, mái dốc được xem là ổn định khi điều kiện sau đây được thỏa mãn:
Kođ ≥ KTC
trong đó:
Kođ - là giá trị của hệ số ổn định mái dốc tính toán;
KTC - là giá trị của hệ số ổn định mái dốc tiêu chuẩn tùy theo ý nghĩa quan trọng của tuyến đường (được tra ở Bảng 1).
Bảng 1 - Hệ số ổn định mái dốc tiêu chuẩn
STT | Các trường hợp đánh giá ổn định mái dốc nền đường | Giá trị của Hệ số ổn định tiêu chuẩn, KTC |
1 | Đối với đường ô tô cao tốc | 1,30 |
2 | Đối với đường ô tô cấp I, II | 1,25 |
3 | Đối với đường ô tô cấp III, IV, V, VI | 1,20 |
4 | Đối với đường ô tô cấp tỉnh | 1,15 |
5 | Đối với đường giao thông nông thôn | 1,10 |
Các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cần đáp ứng những quy định chung nào?
Tại tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế có nêu các quy định chung về các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cụ thể như sau:
"9.4 Quy định chung về các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt
9.4.1 Theo quy định tại Điều 5, tùy theo quy mô của dự án, công tác thiết kế các công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được phân ra làm 2 bước, đó là:
- Bước lập báo cáo khảo sát đi kèm thiết kế cơ sở, và
- Bước lập bản vẽ thi công.
Nội dung yêu cầu của hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ bản vẽ thi công được quy định tại các Điều
5.1.2 và Điều 5.1.3.
9.4.2 Định hướng lựa chọn các loại giải pháp để kết hợp đồng bộ với nhau dùng trong bước lập BCNCKT và TKCS nhằm góp phần phòng chống đất sụt trên đường ô tô, được nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 - Tham khảo các giải pháp phòng chống đất sụt
Phân loại giải pháp | Biện pháp cụ thể | Mục đích của biện pháp |
1. Giải pháp chọn tuyến | a) Trong quá trình khảo sát địa chất, lựa chọn phương án chọn tuyến để tránh đi qua các vùng có cấu trúc địa chất phức tạp hoặc các vùng có trượt đất, sụt lở hoạt động. | Chủ động phòng tránh tuyến đi qua vùng đất sụt
|
b) Trong quá trình khảo sát địa hình, lựa chọn phương án chọn tuyến để tránh đào sâu, đắp cao kết hợp việc chủ động áp dụng các giải pháp kết cấu như hầm, cầu vượt hoặc ban- công,... | Chủ động phòng tránh nguy cơ xảy ra đất sụt do đào sâu, đắp cao | |
2. Giải pháp công trình | a) Xây dựng công trình chống đỡ cơ học: - Tường chắn đá xây - Tường chắn Bê tông và BTCT - Tường chắn kết cấu thép - Tường chắn móng cọc - Tường đất có cốt - Tường neo - Dầm neo, bản neo - Cọc ghim - Kè đá và rọ đá | Nhằm chống đỡ áp lực đất để thiết lập sự cân bằng mới nhằm tăng cường sự ổn định chung của mái dốc |
b) Giảm tải trên mái dốc: - Cắt cơ giảm tải - Hạn chế chiều cao mái dốc - Bạt xả mái dốc với độ dốc thoải | Nhằm chủ động làm giảm một phần áp lực đất gây mất ổn định mái dốc
| |
c) Thoát nước mặt: - Xây dựng hệ thống rãnh đỉnh - Bậc nước, dốc nước - Rãnh dọc - Cống ngang thoát nước - Công trình điều tiết dòng chảy | Nhằm kiểm soát và điều chỉnh dòng chảy trên bề mặt mái dốc nhằm hạn chế khả năng gây xói mái dốc.
| |
d) Thoát nước ngầm: - Rãnh thu nước ngầm - Mương thấm - Giếng hạ mực nước ngầm - Cống hở thoát nước ngầm | Nhằm thu một phần và hạ mực nước ngầm, góp phần giảm áp lực thủy động của nước ngầm
| |
e) Gia cố, bảo vệ bề mặt mái dốc: - Gia cố bằng cỏ và trồng cây - Gia cố bằng tấm lưới Geogrid - Gia cố bằng Vải địa kỹ thuật - Gia cố bằng khối đá xây - Gia cố bằng tấm lát Bê tông - Gia cố bằng lớp phủ XMLT, BTCT | Nhằm giảm thiểu khả năng mưa và dòng chảy trên mặt gây xói bề mặt mái dốc.
| |
f) Gia cố bảo vệ chân mái dốc: - Đóng cọc cừ kết hợp thả đá - Xếp rọ đá - Xây tường chắn bảo vệ - Đóng cọc gia cường chân mái dốc | Nhằm chống xói lở và giữ vững ổn định chân mái dốc dưới tác động của dòng chảy lũ, nhất là đối với đoạn sông cong. | |
3. Giải pháp công nghệ | a) Biện pháp tổ chức thi công: - Thiết lập sơ đồ và các bước thi công hợp lý - Bảo đảm chế độ, liều lượng nổ mìn - Thoát nước tốt khi thi công | Nhằm hạn chế khả năng phát sinh biến dạng cục bộ ngay trong quá trình thi công.
|
b) Biện pháp cải tạo đất: - Nén chặt đất mái dốc bằng đầm lăn, đầm rung hoặc biện pháp cơ học khác. - Tạo lớp phủ mái dốc bằng đất tại chỗ gia cố xi măng - Phun phủ bề mặt mái dốc bằng bê tông | Nhằm chủ động nâng cao độ bền và khả năng chống xói của đất | |
4. Giải pháp khai thác | a) Bảo đảm chế độ làm việc bình thường của mái dốc theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế b) Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước c) Tăng cường kiểm tra và bổ sung biện pháp phòng hộ hoặc gia cố trong quá trình quản lý khai thác | Nhằm chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện để xử lý các sự cố trong quá trình khai thác |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?