Sự miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ là gì? Các cơ sở được tự động miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép khi nào?
- Sự miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ là gì?
- Các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ được tự động miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ khi nào?
- Các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ được miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ có điều kiện khi nào?
Sự miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ là gì?
Sự miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ được giải thích tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6870:2001 như sau:
Sự miễn trừ (Exemption): là sự quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ đối với các nguồn phóng xạ không phải chịu sự kiểm soát hạt nhân do chúng gây nguy hiểm bức xạ thấp.
Theo quy định này, có thể phân biệt các nguồn chưa bao giờ chịu sự kiểm soát (sự kiểm soát không bắt buộc) với các nguồn không còn chịu sự kiểm soát nữa (không bị kiểm soát khi hoạt độ giảm đến mức thanh lý), do trong cả hai trường hợp, sự nguy hiểm bức xạ là không đáng kể. Trường hợp sau là đặc biệt thích hợp đối với quản lý chất thải phóng xạ, khi ấy các nguồn phóng xạ không còn chịu sự kiểm soát của Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ vì đã đạt mức thanh lý.
Bên cạnh đó mức miễn trừ (Exemption levels) được giải thích là các giá trị về hoạt độ riêng hoặc hoạt độ tổng mà các nguồn phóng xạ có hoạt độ riêng hoặc hoạt độ tổng bằng hoặc nhỏ hơn các giá trị đó không phải chịu sự kiểm soát hạt nhân của Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ do sự nguy hiểm bức xạ thấp, mức miễn trừ được quy định trong bảng 1.
Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ (Hình từ Internet)
Các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ được tự động miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ khi nào?
Các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ được tự động miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ khi đáp ứng các điều kiện được quy định tạo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6870:2001 như sau:
Các nguồn bức xạ được sử dụng trong công việc bức xạ được miễn trừ mà không cần xem xét tới các yêu cầu quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ kể cả việc khai báo, đăng ký, cấp giấy phép nếu chúng đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Chất phóng xạ mà hoạt độ riêng hoặc tổng hoạt độ phóng xạ của các hạt nhân phóng xạ có ở cơ sở ở mọi thời điểm được sử dụng trong các công việc bức xạ không vượt quá các mức miễn trừ được nêu trong bảng 1.
- Các thiết bị bức xạ thuộc loại được Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ phê duyệt và các bóng điện tử như ống phát tia catot dùng để hiển thị hình ảnh, đảm bảo rằng:
+ Trong điều kiện làm việc bình thường các nguồn bức xạ không gây ra một suất tương đương liều môi trường hoặc suất tương đương liều theo hướng vượt quá 1 mSv.h-1 ở khoảng cách 0,1 m từ bề mặt tiếp xúc của thiết bị.
+ Năng lượng cực đại của bức xạ phát ra không lớn hơn 5 keV.
Các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ được miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ có điều kiện khi nào?
Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6870:2001 như sau:
Các điều kiện cụ thể
...
4.2. Miễn trừ có điều kiện
Miễn trừ có điều kiện được thực hiện theo các quy định cụ thể của Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ. Các quy định cụ thể đó bao gồm điều kiện liên quan tới dạng lý, hóa, điều kiện sử dụng hoặc chôn cất các vật liệu phóng xạ. Miễn trừ có điều kiện có thể được áp dụng cho các thiết bị có chứa chất phóng xạ không được miễn trừ theo 4.1 nhưng đảm bảo:
4.2.1. Các thiết bị thuộc các loại đã được Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ phê duyệt.
4.2.2. Các chất phóng xạ ở dạng nguồn kín được che chắn một cách có hiệu quả để ngăn ngừa sự tiếp xúc với chất phóng xạ đó hoặc sự rò rỉ của chúng.
Một lượng nhỏ chất phóng xạ hở được dùng trong xét nghiệm miễn dịch phóng xạ.
4.2.3. Trong điều kiện làm việc bình thường, các nguồn bức xạ không gây ra một suất tương đương liều môi trường hoặc suất tương đương liều theo hướng vượt quá 1 mSv.h-1 ở khoảng cách 0,1 m từ bề mặt tiếp xúc của thiết bị.
4.2.4. Các điều kiện cần thiết để chôn vật liệu phóng xạ đã được Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ quy định.
Như vậy, các quy định cụ thể đó bao gồm điều kiện liên quan tới dạng lý, hóa, điều kiện sử dụng hoặc chôn cất các vật liệu phóng xạ.
Miễn trừ có điều kiện có thể được áp dụng cho các thiết bị có chứa chất phóng xạ không được miễn trừ theo 4.1 nhưng đảm bảo những điều kiện được quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?