Sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông?
- Sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác là bao lâu?
Sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Viễn thông 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông thông như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông
1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
3. Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
4. Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm việc thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, việc sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác là một hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông theo quy định của pháp luật.
Sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông để thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, hành vi sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
* Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. (Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông của tổ chức, cá nhân khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?