Sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 21 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng tình hình sản xuất, kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động;
b) Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
3. Các hành vi vi phạm khác vi phạm quy định phòng chống tác hại của rượu, bia về khuyến mại, bán, cung cấp rượu bia bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016, theo đó hành vi sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia là hành vi vi phạm về kinh doanh rượu bia.
Người sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân (Theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)).
Sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền phạt tiền đối với hành vi sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia?
Theo Điều 80 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 của Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công chức, viên chức thuộc cơ quan quy định tại các Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 và 87a của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong nhiệm vụ và quyền hạn có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh rượu, bia.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong nhiệm vụ và quyền hạn có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm về kinh doanh rượu, bia (Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền phạt tiền đối với cá nhân và tổ chức sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia (Mức phạt cao nhất cho hành vi sử dụng lao động trẻ em trực tiếp tham gia sản xuất rượu, bia đối với cá nhân là 5.000.000 đồng và tổ chức là 10.000.000 đồng).
Có được tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi vào làm việc hay không?
Việc sử dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi được quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
...
3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo đó, người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?