Sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn thì có quyền hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng hay không?
Hợp đồng tư vấn giữa nhà tư vấn và người sử dụng dịch vụ tư vấn bao gồm những nội dung nào?
Nội dung của hợp đồng tư vấn được quy định tại Điều 18 Nghị định 87/2002/NĐ-CP như sau:
Nội dung hợp đồng tư vấn
1. Hợp đồng tư vấn (sau đây gọi tắt là hợp đồng) có các nội dung chủ yếu sau đây :
a) Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, thư điện tử của nhà tư vấn và người sử dụng dịch vụ tư vấn;
b) Mục tiêu của dịch vụ tư vấn, phạm vi và kết quả phải đạt được của dịch vụ tư vấn;
c) Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn;
d) Nghĩa vụ, quyền của người sử dụng dịch vụ tư vấn;
đ) Thời hạn, tiến độ thực hiện dịch vụ tư vấn;
e) Phí dịch vụ và phương thức thanh toán;
g) Các thoả thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả tư vấn;
h) Pháp luật cần áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp;
i) Các trường hợp bất khả kháng;
k) Chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm của các Bên khi chấm dứt hợp đồng;
l) Điều kiện hiệu lực của hợp đồng;
m) Thời hạn hợp đồng, nguyên tắc, thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;
n) Các trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh.
2. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, nếu được sự nhất trí của cả hai Bên, có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các nội dung khác trong hợp đồng tư vấn.
Theo đó, hợp đồng tư vấn giữa nhà tư vấn và người sử dụng dịch vụ tư vấn bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, thư điện tử của nhà tư vấn và người sử dụng dịch vụ tư vấn;
- Mục tiêu của dịch vụ tư vấn, phạm vi và kết quả phải đạt được của dịch vụ tư vấn;
- Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn;
- Nghĩa vụ, quyền của người sử dụng dịch vụ tư vấn;
- Thời hạn, tiến độ thực hiện dịch vụ tư vấn;
- Phí dịch vụ và phương thức thanh toán;
- Các thoả thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả tư vấn;
- Pháp luật cần áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp;
- Các trường hợp bất khả kháng;
- Chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm của các Bên khi chấm dứt hợp đồng;
- Điều kiện hiệu lực của hợp đồng;
- Thời hạn hợp đồng, nguyên tắc, thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;
- Các trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Lưu ý: Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, nếu được sự nhất trí của cả hai bên, có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các nội dung khác trong hợp đồng tư vấn.
Sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn thì có quyền huỷ bỏ việc thực hiện hợp đồng hay không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 87/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền của người sử dụng dịch vụ tư vấn
1. Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn.
2. Yêu cầu nhà tư vấn thực hiện công việc tư vấn theo đúng khối lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác theo hợp đồng tư vấn.
3. Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của hợp đồng tư vấn trong trường hợp nhà tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Theo đó, người sử dụng dịch vụ tư vấn có các quyền như sau:
- Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn.
- Yêu cầu nhà tư vấn thực hiện công việc tư vấn theo đúng khối lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác theo hợp đồng tư vấn.
- Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của hợp đồng tư vấn trong trường hợp nhà tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng trong trường hợp nhà tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của hợp đồng tư vấn.
Sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn thì có quyền huỷ bỏ việc thực hiện hợp đồng hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 87/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ của nhà tư vấn
1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ tư vấn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nhận được từ quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn, trừ trường hợp hợp đồng tư vấn có quy định khác.
3. Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
4. Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
5. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn có nghĩa vụ:
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ tư vấn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nhận được từ quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn, trừ trường hợp hợp đồng tư vấn có quy định khác.
- Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
- Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm trách nhiệm, nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?