Sử dụng cần sa liệu có bị phạt? Mức xử phạt đối với việc sử dụng cần sa theo quy định của pháp luật?

Tôi là, T.A.Tuấn, cho tôi hỏi là tại Việt Nam, cần sa, cỏ Mỹ có phải là chất ma tuý không? Nếu có thì sử dụng những chất này sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Xin cảm ơn.

Quy định của pháp luật về chất ma túy?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2021, theo đó có thể hiểu rằng chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng và chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Bên cạnh đó, theo khoản 10 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2021 thì có thể hiểu rằng người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.

Sử dụng cần sa liệu có bị phạt? Mức xử phạt đối với việc sử dụng cần sa theo quy định của pháp luật?

Sử dụng cần sa liệu có bị phạt? Mức xử phạt đối với việc sử dụng cần sa theo quy định của pháp luật?

Cần sa có phải là ma túy không?

Việc sử dụng các chất như cần sa hay cỏ Mỹ (cần sa tổng hợp) đang gây ra những hậu quả đáng lo ngại và hồi chuông báo động cho người sử dụng, gia đình và xã hội. Cỏ Mỹ có hoạt chất chính là XLR-11 (hay còn gọi là 5-fluoro-UR-144) còn hoạt chất chính trong cần sa là THC (viết tắt của delta-9-tetrahydrocannabinol).

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã ghi nhận XLR-11; cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy. Trong đó, cần sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm phải theo quy định đặc biệt của cơ quan của thẩm quyền (Phần Mục lục, Danh mục IA, STT 45).

Vì là những chất cấm sử dụng trong đời sống nên nếu sử dụng những chất này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, người sử dụng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hành chính đối với việc sử dụng cần sa?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghi định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình về “Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy” như sau:

“Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
..."

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt cảnh cáo và phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng và bên cạnh đó còn phải chịu hình phạt bổ sung theo quy định trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc sử dụng cần sa?

Đối với việc sử dụng cần sa thì tùy theo tính chất của hành vi mà người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy” ,theo đó:

- Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì căn cứ theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) theo đó tùy vào tính chất mức độ hành vi của người vi phạm mà mức phạt đối với hành vi này là từ 01 năm tù cho đến mức cao nhất là 20 năm tù. Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy thì căn cứ theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), tùy vào tính chất mức độ hành vi của người vi phạm mà mức phạt đối với hành vi này là từ 02 năm tù đến mức cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo các quy định trên thì cần sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng và việc sử dụng cần sa thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi thì có thể bị xử lý hành chính lên đến 2.000.000 đồng hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự.

34,716 lượt xem
Cần sa
Ma túy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm tội về ma túy, đánh người và trốn truy nã và sau đó lại tiếp tục phạm tội thì cách tính hình phạt như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt khi điều khiển xe ô tô mà không chấp hành kiểm tra về chất ma túy là bao nhiêu và có áp dụng hình phạt bổ sung không?
Pháp luật
Người nào có thẩm quyền xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy?
Pháp luật
Tác hại của cần sa là gì? Cần sa có phải ma túy? Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Trách nhiệm kiểm soát hoạt động xuất khẩu chất ma túy của lực lượng Hải quan được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy bao gồm những tài liệu nào? Nội dung văn bản cho phép nghiên cứu chất ma túy bao gồm những thông tin gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu chất ma túy được quy định thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu chất ma túy bao gồm những gì?
Pháp luật
Các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy bao gồm những cơ quan nào? Việc phối hợp tham mưu, chỉ đạo giữa các cơ quan được quy định thế nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động quá cảnh lãnh thổ Việt Nam các chất ma túy được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức khi tiến hành nhập khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy cần phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cần sa Ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cần sa Xem toàn bộ văn bản về Ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào