Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người hay vô ý làm chết người?

Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người hay vô ý làm chết người? Mong ban tư vấn Hỗ trợ giải đáp sớm! Đây là câu hỏi của anh C.V đến từ Trà Vinh.

Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người hay vô ý làm chết người?

Theo Điều 7 Luật Điện lực 2004 thì sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ (trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này) là hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Dẫn chiếu đến Điều 59 Luật Điện lực 2004 có quy định:

Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
...

Luật nghiêm cấm việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ. Chỉ trong trường hợp đáp ứng điều kiện tại Điều 59 nêu trên được cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ.

Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 và tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.

Việc sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá được xem là sử dụng điện trái phép vì không thuộc trường hợp quy định tại Điều 59 nêu trên, trường sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì thì tại tiểu mục 12 Mục I Công văn 81/2002/TANDTC có đề cập:

12. Đề nghị hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì?
Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
a. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
b. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.

Như vậy, đối với trường hợp sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người anh nhé.

Chỉ trong trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì tùy vào trường hợp cụ thể sẽ bị truy cứu tội giết người hoặc vô ý làm chết người theo hướng dẫn nêu trên anh nha.

chống trộm

Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người (Hình từ Internet)

Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người bị truy cứu đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại thì có được giảm nhẹ không?

Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người bị truy cứu hình sự về tội giết người đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại thì có được giảm nhẹ không, thì theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...

Như vậy, sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người bị truy cứu đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ.

Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù khi nào?

Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Như vậy, sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù nếu thuộc các trường hợp sau:

- Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Tội giết người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thiếu niên 15 tuổi giết người thì có phải đi tù không? Khung hình phạt cao nhất đối với thiếu niên 15 tuổi giết người dưới 16 tuổi là gì?
Pháp luật
Vụ 'dì ghẻ' bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong: Cha ruột có được xem là đồng phạm của tội giết người không?
Pháp luật
Người dùng dao đâm chết Phó trưởng công an phường đang làm nhiệm vụ có thể bị phạt tù cao nhất là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chồng dùng kiếm đâm vợ tử vong có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người hay vô ý làm chết người?
Pháp luật
Bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi có thể bị tử hình về hành vi giết người không?
Pháp luật
Kali Xyanua là gì? Dùng Kali Xyanua để giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Một người trong tình trạng say xỉn giết người có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người trong tình trạng ngáo đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà đối tượng bị truy nã về tội giết người chưa bị bắt thì có được miễn tội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội giết người
478 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội giết người
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: