Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong xử lý dữ liệu cá nhân chỉ có hiệu lực trong trường hợp nào?
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong xử lý dữ liệu cá nhân là gì?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa sự đồng ý của chủ thể dữ liệu như sau:
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong xử lý dữ liệu cá nhân là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong xử lý dữ liệu cá nhân chỉ có hiệu lực trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong xử lý dữ liệu cá nhân chỉ có hiệu lực trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
1. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:
a) Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
b) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
c) Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;
d) Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.
3. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.
4. Sự đồng ý phải được tiến hành cho cùng một mục đích. Khi có nhiều mục đích, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân liệt kê các mục đích để chủ thể dữ liệu đồng ý với một hoặc nhiều mục đích nêu ra.
5. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
6. Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý.
7. Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo.
8. Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
9. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
10. Trong trường hợp có tranh chấp, trách nhiệm chứng minh sự đồng ý của chủ thể dữ liệu thuộc về Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.
11. Thông qua việc ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, tổ chức, cá nhân có thể thay mặt chủ thể dữ liệu thực hiện các thủ tục liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy theo quy định trên sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong xử lý dữ liệu cá nhân chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:
- Thứ nhất, loại dữ liệu cá nhân được xử lý.
- Thứ hai, mục đích xử lý dữ liệu cá nhân.
- Thứ ba, tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân.
- Thứ tư, Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.
Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện bằng hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Rút lại sự đồng ý
1. Việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.
2. Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
3. Khi nhận yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý.
4. Sau khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba phải ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý.
Như vậy theo quy định trên việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc xử lý dữ liệu cá nhân?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định hành vi bị nghiêm cấm trong việc xử lý dữ liệu cá nhân bao gồm:
- Thứ nhất, việc xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Thứ hai, việc xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Thứ ba, việc xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Tiếp theo, cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.
- Cuối cùng, lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?