Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm ảnh hưởng như thế nào đến phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự?
Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm ảnh hưởng như thế nào đến phiên tòa phúc thẩm?
Căn cứ theo Điều 349 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thư ký Tòa án
1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa.
2. Trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.
Theo đó, việc có mặt của các thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm ảnh hưởng rất lớn đến phiên tòa phúc thẩm. Bởi lẽ phiên tòa phúc thẩm muốn được tiến hành thì phải có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Đồng thời, các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử.
Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
Lưu ý: Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Nội quy phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Theo Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nội quy phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được quy định cụ thể như sau:
- Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
- Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
- Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
- Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi. Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
- Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
- Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án hình sự được diễn ra như thế nào?
Căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo thủ tục sau đây:
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
2. Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
3. Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập? Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?
- Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2?
- Khẩu hiệu tuyên truyền Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2025 là gì?
- Xe đạp không có đèn bị phạt cao nhất bao nhiêu theo Nghị định 168? Xe đạp phải bật đèn trong khoảng thời gian nào 2025?
- Thuyết minh về bánh chưng hay, chọn lọc? Viết đoạn văn thuyết minh về bánh chưng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?