Sở Xây dựng ban hành hướng dẫn thì có được quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh hay không?
Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh những giấy tờ tài liệu gì?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 24/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Xây dựng:
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):
- Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của sở;
- Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho sở, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở;
- Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
Sở xây dựng (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng được quy định thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 24/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP có quy định thì:
Cơ cấu tổ chức của sở
1. Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:
a) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Thanh tra (nếu có);
c) Văn phòng (nếu có);
d) Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
2. Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở;
b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
3. Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.
4. Tiêu chí thành lập chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở (sau đây gọi chung là chi cục)
a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
b) Được phân cấp, ủy quyền để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
c) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức.
5. Tiêu chí thành lập phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;
b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng bao gồm:
- Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Thanh tra (nếu có);
- Văn phòng (nếu có);
- Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
- Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Sở Xây dựng ban hành văn bản thì có được quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh hay không?
Về vấn đề anh nêu, tại Điều 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định:
Vị trí và chức năng của sở
Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, về nguyên tắc thì Sở là cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, chỉ thực hiện chức năng tham mưu giúp Ủy ban quản lý nhà nước theo lĩnh vực phân công.
Ở đây Sở lại ban hành hướng dẫn và quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh thì theo Ban hỗ trợ là không được (cơ quan thấp hơn lại quy định trách nhiệm cho cơ quan cao hơn).
Chúng tôi xin đưa thêm một ví dụ cụ thể như sau: tại Công văn 12/BXD-TTr năm 2018 hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong quản lý chất thải rắn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành cũng hướng dẫn:
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cần tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh rà soát lại quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn (trong đó cần rà soát, bổ sung nội dung về thu gom, vận chuyển và các địa điểm, cơ sở tập kết, xử lý chất thải rắn xây dựng), xây dựng lộ trình, kế hoạch đồng bộ triển khai quy hoạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn.
...
Sở Xây dựng cần tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành nhằm thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn.
Sở chỉ thực hiện vai trò tham mưu giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?