Số tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán bất động sản có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Phạt vi phạm hợp đồng là điều khoản bắt buộc phải quy định trong hợp đồng mua bán bất động sản đúng không?
- Các bên trong hợp đồng mua bán bất động sản được quyền thỏa thuận nếu một bên vi phạm hợp đồng thì vừa chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường không?
- Số tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán bất động sản có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Phạt vi phạm hợp đồng là điều khoản bắt buộc phải quy định trong hợp đồng mua bán bất động sản đúng không?
Nội dung hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng được quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau:
Nội dung hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng
Hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng phải có các nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ của các bên;
2. Các thông tin về bất động sản;
3. Giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;
4. Phương thức và thời hạn thanh toán;
5. Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo;
6. Bảo hành;
7. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
9. Phạt vi phạm hợp đồng;
10. Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý;
11. Giải quyết tranh chấp;
12. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, phạt vi phạm hợp đồng là điều khoản bắt buộc phải quy định trong hợp đồng mua bất động sản.
> > > Tham khảo một số mẫu hợp đồng mua bán nhà:
Tại đây Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2024
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua bán nhà chung cư mới nhất 2024
TẢI VỀ Mẫu Hợp đồng mua bán nhà cấp 4 mới nhất 2024
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở xã hội mới nhất 2024
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở phục vụ tái định cư mới nhất 2024
TẢI VỀ Mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mới nhất 2024
Số tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán bất động sản có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không? (hình từ internet)
Các bên trong hợp đồng mua bán bất động sản được quyền thỏa thuận nếu một bên vi phạm hợp đồng thì vừa chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường không?
Thỏa thuận phạt vi phạm được quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Đồng thời tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Như vậy, các bên trong hợp đồng mua bán bất động sản được quyền thỏa thuận nếu một bên vi phạm hợp đồng thì vừa chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường.
Số tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán bất động sản có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:
b.1) Nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
b.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
b.3) Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
d) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
e) Thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.
g) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
Quy định về nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai nêu tại khoản 5 Điều này thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Theo đó, số tiền phạt vi phạm hợp đồng mua nhà không thuộc khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản.
Hay nói cách khác, số tiền phạt vi phạm hợp đồng mua nhà không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nên việc chủ đầu tư dự án khấu trừ 10% số tiền phạt vi phạm trước khi trả cho anh là sai luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây nêu ngày Tết: Cây nêu có ý nghĩa gì? Sự tích cây nêu ngày Tết? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Cây nêu treo gì?
- Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 3? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Mẫu Kế hoạch trao Huy hiệu Đảng? Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng?
- Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ 2025 theo Thông tư 06/2025/TT-BCA?
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?