Số tiền người lao động nhận được từ ngày nghỉ hằng năm chưa dùng tới có phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do cơ cấu lại tổ chức thì có trái với quy định pháp luật không?
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
...
Từ quy định trên thì trường hợp công ty tiến hành cơ cấu lại tổ chức (nhân sự) và buộc phải chấm dứt hợp đồng với những nhân sự dư thừa, nếu có thỏa thuận trước với người lao động (và người lao động đồng thuận với việc chấm dứt hợp đồng lao động) thì trong trường hợp này công ty không trái với quy định pháp luật và ngược lại.
Số tiền người lao động nhận được từ ngày nghỉ hằng năm chưa dùng tới có phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)
Số ngày nghỉ hằng năm chưa dùng đến được chuyển đổi thành tiền trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc đổi ngày nghỉ hằng năm chưa dùng đến thành tiền như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, người lao động chỉ được phép đổi số ngày nghỉ hằng năm chưa dùng đến thành tiền trong trường hợp thôi việc, bị mất việc.
Số tiền được nhận do đổi từ ngày nghỉ hằng năm bằng bao nhiêu ngày lương hiện không có quy định cụ thể. Do đó, điều này sẽ tùy thuộc vào quy chế của từng công ty quy định.
Số tiền người lao động nhận được từ ngày nghỉ hằng năm chưa dùng tới có phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Theo Công văn 6553/CT-TTHT năm 2018 có hướng dẫn về vấn đề này như sau:
Trường hợp Văn phòng theo trình bày, có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với các cá nhân, nay do cơ cấu lại nhân sự nên Văn phòng, thực hiện chấm dứt hợp đồng với một số cá nhân thì các khoản Văn phòng chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động đã nghỉ việc được xác định như sau:
+ Đối với khoản trợ cấp thôi việc chi trả theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
+ Đối với khoản tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc (ngoài quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động), tiền thưởng, tiền nghỉ phép chưa sử dụng nếu từ 2.000.000 đồng trở lên thì Văn phòng khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
Cục Thuế TP thông báo Văn phòng biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
Như vậy, trường hợp công ty do cơ cấu lại tổ chức, buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với anh thì số ngày nghỉ hằng năm mà người lao động chưa dùng tới sẽ được đổi thành tiền lương.
Nếu tiền lương nhận được từ 2.000.000 đồng trở lên thì công ty cần phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?