Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được nộp vào đâu?
- Đơn vị nào phải áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn?
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được nộp vào đâu?
- Đối tượng nào có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu?
Đơn vị nào phải áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT).
Theo đó, đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong năm tài chính phải áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn.
Trường hợp đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành tại Việt Nam có thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu và thuế suất thực tế tại Việt Nam dưới mức thuế suất tối thiểu thì thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn tại Việt Nam được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15
Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu là:
Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau đây:
- Tổ chức của chính phủ;
- Tổ chức quốc tế;
- Tổ chức phi lợi nhuận;
- Quỹ hưu trí;
- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì đơn vị hợp thành của một tập đoàn đa quốc gia là bất kỳ công ty, tổ chức nào thuộc tập đoàn và bất kỳ cơ sở thường trú nào của một công ty, tổ chức thuộc tập đoàn, bao gồm:
- Công ty mẹ tối cao;
- Công ty mẹ trung gian (nếu có);
- Công ty mẹ bị sở hữu một phần (nếu có);
- Công ty, tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh khác thuộc tập đoàn.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được nộp vào đâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết 107/2023/QH15 về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế:
Theo đó, số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được nộp vào ngân sách trung ương.
Trong đó,
Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu hay còn gọi là quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 107/2023/QH15 là các quy định tại Nghị quyết 107/2023/QH15 và các quy định của Chính phủ phù hợp với bộ quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu mà Việt Nam là thành viên.
Ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được nộp vào đâu? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị quyết 107/2023/QH15 về tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
1. Giao Chính phủ, các Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết này; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện Nghị quyết; chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương về trao đổi thông tin tự động phục vụ việc thu thuế tối thiểu toàn cầu; xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chính thức, phân công trách nhiệm, tổ chức bộ máy, nguồn lực để kịp thời đáp ứng năng lực thực hiện cho cơ quan thuế, có biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Như vậy, Quốc hội giao Chính phủ, các Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 nồng độ cồn bao nhiêu không bị phạt? Mức phạt nồng độ cồn cao nhất đối với xe máy, ô tô?
- Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu thông báo phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ kể từ 1/1 là mẫu nào?
- Ngày tổng tuyển cử 6 tháng 1 treo Quốc kỳ bên ngoài đúng không? Hướng dẫn treo Quốc kỳ trong ngày tổng tuyển cử 6 tháng 1?
- Nguyên tắc xem xét hưởng chế độ tiền thưởng đối với CC, NLĐ tại các tổ chức thuộc Sở Nội vụ TP HCM?