Số lượng tối đa đối với Thứ trưởng Bộ công an là bao nhiêu? Cấp bậc hàm cao nhất đối với Thứ trưởng Bộ Công an là gì?
- Số lượng tối đa đối với Thứ trưởng Bộ công an là bao nhiêu? Cấp bậc hàm cao nhất đối với Thứ trưởng Bộ Công an là gì?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, nâng lương cấp bậc hàm thượng tướng cho Thứ trưởng Bộ Công an? Ai có thẩm quyền điều động chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an?
- Thứ trưởng Bộ Công an có những trách nhiệm gì?
Số lượng tối đa đối với Thứ trưởng Bộ công an là bao nhiêu? Cấp bậc hàm cao nhất đối với Thứ trưởng Bộ Công an là gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng, số lượng không quá 07 bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;
...
Như vậy, cấp bậc hàm cao nhất đối với Thứ trưởng Bộ Công an là Thượng tướng, số lượng không quá 06.
Số lượng tối đa đối với Thứ trưởng Bộ công an là bao nhiêu? Cấp bậc hàm cao nhất đối với Thứ trưởng Bộ Công an là gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, nâng lương cấp bậc hàm thượng tướng cho Thứ trưởng Bộ Công an? Ai có thẩm quyền điều động chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Và theo quy định tại Điều 28 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân:
Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Thượng tướng cho Thứ trưởng Bộ Công an.
Đồng thời cũng là người có thẩm quyền điều động chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Thứ trưởng Bộ Công an có những trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Công an nhân dân 2018 thì Thứ trưởng Bộ Công an có những trách nhiệm sau đây:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?