Số lượng thành viên Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc tối thiểu là bao nhiêu?
Số lượng thành viên Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc tối thiểu là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Ban Thư ký Hội thi
1. Thành phần Ban Thư ký Hội thi (sau đây gọi là Ban Thư ký) gồm: Trưởng ban và ủy viên (không bao gồm thư ký của Tiểu Ban Giám khảo), số lượng thành viên Ban Thư ký có ít nhất là 03 người và do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.
a) Trưởng Ban Thư ký: Một thành viên của Ban Tổ chức kiêm nhiệm;
b) Ủy viên: Bao gồm những người có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ban Thư ký được quy định tại khoản 4 của Điều này.
...
Căn cứ trên quy định thành phần Ban Thư ký Hội thi gồm: Trưởng ban và ủy viên (không bao gồm thư ký của Tiểu Ban Giám khảo).
Số lượng thành viên Ban Thư ký Hội thi có ít nhất là 03 người và do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.
- Trưởng Ban Thư ký: Một thành viên của Ban Tổ chức kiêm nhiệm;
- Ủy viên: Bao gồm những người có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ban Thư ký được quy định tại khoản 4 Điều này như sau:
Ban Thư ký Hội thi
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ban Thư ký:
a) Chịu sự phân công, chỉ đạo của Trưởng Ban Thư ký về việc thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 của Điều này;
b) Được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của mỗi ủy viên.
Số lượng thành viên Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là gì?
Theo khoản 3 Điều 11 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Ban Thư ký Hội thi
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban thư ký:
a) Điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban Thư ký, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban Thư ký thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 của Điều này;
b) Đề xuất với Trưởng Ban Tổ chức thay thế hoặc bổ sung thành viên Ban Thư ký khi cần thiết;
c) Thực hiện một số nhiệm vụ của thành viên Ban Tổ chức và các nhiệm vụ khác liên quan đến Hội thi theo sự phân công của Trưởng Ban Tổ chức.
Theo đó, Trưởng Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban Thư ký, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban Thư ký thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 của Điều này;
- Đề xuất với Trưởng Ban Tổ chức thay thế hoặc bổ sung thành viên Ban Thư ký khi cần thiết;
- Thực hiện một số nhiệm vụ của thành viên Ban Tổ chức và các nhiệm vụ khác liên quan đến Hội thi theo sự phân công của Trưởng Ban Tổ chức.
Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 11 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Ban Thư ký Hội thi
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký:
a) Là bộ phận thường trực giúp Ban Tổ chức nhận và phản hồi các thông tin liên quan đến Hội thi; bảo đảm mối liên hệ giữa các thành viên trong Ban Tổ chức, các trưởng ban giúp việc và các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến Hội thi;
b) Giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực tham gia các ban giúp việc; trình Trưởng Ban Tổ chức ra quyết định thành lập các tổ giúp việc;
c) Giúp Ban Tổ chức chuẩn bị và gửi thông báo kế hoạch Hội thi đến các nơi liên quan; chuẩn bị nội dung các cuộc họp Ban Tổ chức; chuẩn bị các văn bản, báo cáo phục vụ Hội thi;
d) Tiếp nhận, bảo quản hồ sơ dự thi của các đơn vị, cá nhân dự thi và lưu giữ các tài liệu phục vụ Hội thi; quản lý, phân phối và bàn giao các tài liệu của Hội thi đến các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong việc tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi;
đ) Tiếp nhận, xử lý, tổng hợp kết quả chấm thi từ Ban Giám khảo và báo cáo Trưởng Ban Tổ chức;
e) Dự kiến phương án và trình Trưởng Ban Tổ chức công nhận giảng viên dự thi đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm, các giải thưởng và tổ chức khen thưởng các tổ chức, cá nhân tham gia Hội thi;
g) Chuẩn bị báo cáo tổng kết Hội thi;
h) Giữ bí mật các thông tin theo quy định của Trưởng Ban Tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ;
i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến Hội thi theo sự phân công của Trưởng Ban Tổ chức.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?