Số lượng người chủ trì hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp là bao nhiêu? Thời điểm tổ chức hội nghị được quy định thế nào?
Số lượng người chủ trì hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 quy định về cơ quan điều hành, giúp việc hội nghị như sau:
TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
3.1. Cơ quan điều hành, giúp việc hội nghị
- Chủ trì hội nghị: Là người điều hành hội nghị và giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị theo thẩm quyền. Chủ trì hội nghị gồm 02 thành viên, một người đại diện cho NSDLĐ, một người đại diện cho ban chấp hành công đoàn, được đề xuất từ phía các bên và tiến hành bầu tại hội nghị. Hai thành viên chủ trì hội nghị bình đẳng về quyền, phân công nhiệm vụ điều hành phù hợp, tương xứng với vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Trong trường hợp hai thành viên không thống nhất được về một vấn đề cụ thể thì xin ý kiến hội nghị.
- Thư ký hội nghị: Là người ghi chép biên bản hội nghị, giúp chủ trì hội nghị xử lý các vấn đề liên quan đến hội nghị, hoàn thiện các văn bản hội nghị ngay sau khi hội nghị kết thúc. Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên do người chủ trì hội nghị của các bên (NSDLĐ và tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể NLĐ) cử.
...
Theo quy định trên, số lượng người chủ trì hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp là 02 người.
Cụ thể một người đại diện cho người sử dụng lao động, một người đại diện cho ban chấp hành công đoàn, được đề xuất từ phía các bên và tiến hành bầu tại hội nghị.
Hội nghị người lao động (Hình từ Internet)
Diễn tiến hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp được quy định thế nào?
Theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 quy định về diễn tiến hội nghị như sau:
TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
...
3.2. Diễn tiến hội nghị
- Chào cờ (khuyến khích).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu chủ trì hội nghị; chủ trì lên điều hành hội nghị.
- Đại diện NSDLĐ và đại diện công đoàn trình bày các báo cáo theo phân công.
- Đại biểu thảo luận, chất vấn tại hội nghị.
- Mời lãnh đạo phát biểu (nếu có).
- Chủ trì hội nghị tiếp thu ý kiến góp ý và trả lời kiến nghị thuộc trách nhiệm; kết luận thông qua các báo cáo, nội quy, quy chế nội bộ và TƯLĐTT (nếu có).
- Ký kết TƯLĐTT (nếu có).
- Bầu hoặc công bố thành viên tham gia đối thoại bên NLĐ (nếu có).
- Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).
- Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua (nếu có).
- Biểu quyết thông qua Nghị quyết hoặc những nội dung chính của Biên bản hội nghị (viết chung là Nghị quyết).
- Bế mạc hội nghị.
Lưu ý: Nếu tổ chức hội nghị bằng hình thức trực tuyến thì công đoàn đề xuất với NSDLĐ quy định rõ trong quy chế tổ chức hội nghị một số nội dung sau: 1) địa chỉ đăng nhập, có xác thực OTP, theo tên đăng nhập và mật khẩu được đơn vị cấp trong thời gian diễn ra hội nghị; 2) cách thức biểu quyết, thảo luận; 3) hình thức bỏ phiếu trực tuyến (bỏ phiếu điện tử hoặc bỏ phiếu từ xa), mẫu phiếu có gắn QR code, thời gian, thời lượng bỏ phiếu, phiếu hợp lệ, không hợp lệ, xác nhận kết quả bỏ phiếu; 4) bảo đảm đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, đường truyền, công tác bảo mật; 5) hướng dẫn, tập duyệt trước cho đại biểu tham dự hội nghị các nội dung trên.
Theo đó, diễn tiến hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp gồm những hoạt động được thực hiện theo trình tự được quy định tại tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Phần III nêu trên.
Thời điểm tổ chức hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp được quy định thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 về thời điểm tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp như sau:
THỜI ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
...
2. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
Căn cứ tình hình thực tế, công đoàn đề xuất với NSDLĐ thời điểm tổ chức hội nghị cho phù hợp. Có thể được quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp (ví dụ: Quý I hàng năm).
Để phát huy quyền dân chủ của NLĐ trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới, công đoàn nên đề xuất với NSDLĐ tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, thời điểm tổ chức nên trước Đại hội cổ đông thường niên để NLĐ có thể kiến nghị những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu và được trình, giải quyết kịp thời tại Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
...
Như vậy, thời điểm tổ chức hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp sẽ căn cứ tình hình thực tế hoặc có thể được quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?