Số lượng Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện được xác định thế nào? Tối đa bao nhiêu người?
Số lượng Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện được xác định thế nào? Tối đa bao nhiêu người?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về định biên số lượng Hòa giải viên như sau:
Định biên số lượng Hòa giải viên
1. Số lượng Hòa giải viên được xác định trên cơ sở số lượng vụ, việc dân sự, hành chính được thụ lý của từng Tòa án và các tiêu chí sau:
a) Tòa án có số lượng thụ lý dưới 300 vụ, việc/năm có tối đa 05 Hòa giải viên.
b) Tòa án có số lượng thụ lý từ 300 đến dưới 1.000 vụ, việc/năm có tối đa 15 Hòa giải viên.
c) Đối với các Tòa án có số lượng thụ lý từ 1.000 vụ, việc/năm trở lên thì cứ tăng thêm 100 vụ, việc/năm bổ sung thêm 01 Hòa giải viên.
...
Căn cứ trên quy định số lượng Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện được được xác định trên cơ sở số lượng vụ, việc dân sự, hành chính được thụ lý của Tòa án và các tiêu chí sau:
- Tòa án có số lượng thụ lý dưới 300 vụ, việc/năm có tối đa 05 Hòa giải viên.
- Tòa án có số lượng thụ lý từ 300 đến dưới 1.000 vụ, việc/năm có tối đa 15 Hòa giải viên.
- Đối với các Tòa án có số lượng thụ lý từ 1.000 vụ, việc/năm trở lên thì cứ tăng thêm 100 vụ, việc/năm bổ sung thêm 01 Hòa giải viên.
Thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về định biên số lượng Hòa giải viên như sau:
Định biên số lượng Hòa giải viên
...
2. Thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên
a) Sau tổng kết công tác năm, căn cứ vào số lượng vụ, việc thụ lý, Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện) có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh) giao số lượng Hòa giải viên.
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu, đề xuất số lượng Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).
c) Sau khi Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao số lượng Hòa giải viên đối với từng Tòa án thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.
Theo đó, thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên Tòa án nhân dân cấp huyện được thực hiện như sau:
Bước 1: Sau tổng kết công tác năm, căn cứ vào số lượng vụ, việc thụ lý, Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện) có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh) giao số lượng Hòa giải viên.
Bước 2: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu, đề xuất số lượng Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).
Bước 3: Sau khi Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao số lượng Hòa giải viên đối với từng Tòa án thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.
Số lượng Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện được xác định thế nào? Tối đa bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên
1. Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) có tối thiểu 03 người; danh sách thành viên Hội đồng tư vấn do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định, gồm:
a) Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Chủ tịch Hội đồng.
b) Các Ủy viên: Trưởng đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 01 thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi có người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Hòa giải viên); đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức có liên quan đến người được đề nghị bổ nhiệm làm Hòa giải viên (nếu có).
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư vấn
a) Lựa chọn người đủ điều kiện làm Hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và hướng dẫn tại Thông tư này, để tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên.
b) Xem xét việc miễn nhiệm, xử lý vi phạm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật, để tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên.
c) Hội đồng tư vấn tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?