Sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam lâu dài vĩnh viễn hay trong thời hạn bao lâu?

Tôi tên Jake, là người nước Anh đã sống và làm việc tại Việt Nam được 2 năm. Tôi muốn mua căn hộ nhưng tôi không biết được thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào? Cụ thể tôi muốn mua chung cư tại Dự án chung cư thì không biết chung cư này được sở hữu lâu dài vĩnh viễn hay có thời hạn?

Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Như vậy, Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm 03 đối tượng sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 Luật này, cụ thể:

+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

+ Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

+ Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.

Như vậy, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật.

Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong bao lâu?

Quy định của pháp luật không hạn chế thời hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức, cá nhân trong nước nên có thể thấy, đối với tổ chức, cá nhân trong nước thì được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà không có quy định về thời hạn.

Do đó, đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì pháp luật có quy định hạn chế cụ thể theo Điều 161 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài, như sau:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật này được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;

+ Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

+ Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

+ Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;

+ Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.

Như vậy, với trường hợp là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài tại Việt Nam. Còn nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cá nhân là người nước ngoài thì chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn luật định là 50 năm và có thể gia hạn nhưng sẽ không được sở hữu lâu dài, vĩnh viễn.

Người nước ngoài
Sở hữu nhà ở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người nước ngoài có thẻ thường trú còn giá trị hiệu lực nhưng chưa hoàn thành việc nộp thuế thì có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không?
Pháp luật
Cơ sở lưu trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật là những nơi nào?
Pháp luật
Người nước ngoài có vợ ở Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì để được xét cho thường trú tại Việt Nam?
Pháp luật
Thể lệ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài có bao gồm tỷ lệ trúng thưởng hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài có nhiều hộ chiếu thì sử dụng hộ chiếu nào để nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam?
Pháp luật
Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam hay không? Người nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa không quá bao nhiêu năm?
Pháp luật
Người nước ngoài không có thân nhân và không xác định được quốc tịch tử vong tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế có được xuất cảnh không? Người nước ngoài hết thời hạn tạm trú có thể bị buộc xuất cảnh không?
Pháp luật
Người nước ngoài không có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú tại Việt Nam thì được xem là cá nhân không cư trú đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong thời hạn tối đa là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người nước ngoài
1,956 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người nước ngoài Sở hữu nhà ở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào