Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng gì? Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với kết cấu hạ tầng giao thông?
Sở Giao thông vận tải thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Sở Giao thông vận tải được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT như sau:
Vị trí và chức năng
1. Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.
...
Theo đó, Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về:
- Đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị;
- Vận tải;
- An toàn giao thông;
- Quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.
Sở Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Sở Giao thông vận tải hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan nào?
Sở Giao thông vận tải được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT như sau:
Vị trí và chức năng
1. Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.
2. Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải.
Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với kết cấu hạ tầng giao thông?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giao thông vận được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý, bảo trì bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ của công trình giao thông, tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, các đường khác và công bố tải trọng, khổ giới hạn của cầu, đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thỏa thuận hoặc thỏa thuận theo thẩm quyền về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, nhà ga đường sắt đô thị, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?