Sinh vật có ích là gì? Ai có quyền quy định số lượng cụ thể sinh vật có ích được phép nhập khẩu?
Sinh vật có ích là gì?
Sinh vật có ích được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Sinh vật có ích là sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác.
Như vậy, sinh vật có ích được hiểu là sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác.
Sinh vật có ích (Hình từ Internet)
Số lượng sinh vật có ích được phép nhập khẩu do ai quy định?
Thẩm quyền quy định số lượng sinh vật có ích được phép nhập khẩu được quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
1. Giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giống cây trồng, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật khi nhập khẩu phải thực hiện các quy định tại Điều 26 của Luật này và phải được kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
2. Giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được gieo trồng ngoài khu cách ly sau khi được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận không nhiễm sinh vật gây hại thuộc danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật này hoặc sinh vật gây hại lạ.
3. Sinh vật có ích chỉ được nhân nuôi, sử dụng sau khi được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận bảo đảm yêu cầu về kiểm dịch thực vật sau khi kiểm dịch tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể số lượng mẫu giống cây trồng, sinh vật có ích được phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này; điều kiện khu cách ly; trình tự, thủ tục và nội dung kiểm dịch thực vật tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
Theo quy định trên, sinh vật có ích chỉ được nhận nuôi, sử dụng sau khi được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận bảo đảm yêu cầu về kiểm dịch thực vật sau khi kiểm dịch tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể số lượng sinh vật có ích được phép nhập khẩu theo quy định.
Quy trình kiểm tra lô vật thể đối với sinh vật có ích sau nhập khẩu trong khu cách ly thực hiện như thế nào?
Quy trình kiểm tra lô vật thể đối với sinh vật có ích sau nhập khẩu trong khu cách ly thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly
1. Kiểm tra ban đầu
Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.
2. Kiểm tra lô vật thể
a) Đối với giống cây trồng
Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;
Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;
Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.
b) Đối với sinh vật có ích
Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;
Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;
Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.
3. Kết quả kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.
Như vậy, quy trình kiểm tra lô vật thể đối với sinh vật có ích sau nhập khẩu trong khu cách ly thực hiện như sau:
- Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;
- Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;
- Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.
Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?