Sĩ quan Quân đội được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao cấp quốc phòng phải đáp ứng yêu cầu trình độ gì?
Thanh tra viên cao cấp quốc phòng là ai?
Theo khoản 1 Điều 7 Quyết định 31/2016/QĐ-TTg có quy định về ngạch Thanh tra viên cao cấp quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên cao cấp
1. Chức trách
Thanh tra viên cao cấp có trách nhiệm tham mưu trực tiếp giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thanh tra và các nhiệm vụ khác; được giao chủ trì hoặc phối hợp thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều đơn vị trong và ngoài Quân đội; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
...
Theo quy định Thanh tra viên cao cấp có trách nhiệm tham mưu trực tiếp giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thanh tra và các nhiệm vụ khác.
Thanh tra viên cao cấp quốc phòng được giao chủ trì hoặc phối hợp thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều đơn vị trong và ngoài Quân đội.
Ngoài ra, khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Sĩ quan Quân đội được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao cấp quốc phòng phải đáp ứng yêu cầu trình độ gì?
Theo khoản 4 Điều 7 Quyết định 31/2016/QĐ-TTg có quy định về ngạch Thanh tra viên cao cấp quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên cao cấp
...
4. Yêu cầu trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
b) Tốt nghiệp đào tạo cao cấp tham mưu tác chiến chiến dịch - chiến lược tại Học viện Quốc phòng;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên cao cấp;
d) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức; hoặc có chứng chỉ hoặc chứng nhận biết tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ;
g) Đã được bổ nhiệm thanh tra viên chính ít nhất 06 năm, trừ trường hợp đã qua cương vị chỉ huy cấp sư đoàn và cương vị công tác tương đương hoặc sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ đang giữ ngạch tương đương ngạch thanh tra viên cao cấp chuyển sang cơ quan thanh tra.
Như vậy, Sĩ quan Quân đội được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao cấp quốc phòng phải đáp ứng yêu cầu trình độ như sau:
- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
- Tốt nghiệp đào tạo cao cấp tham mưu tác chiến chiến dịch - chiến lược tại Học viện Quốc phòng;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên cao cấp;
- Có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 3 hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức; hoặc có chứng chỉ hoặc chứng nhận biết tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
- Đã được bổ nhiệm thanh tra viên chính ít nhất 06 năm, trừ trường hợp đã qua cương vị chỉ huy cấp sư đoàn và cương vị công tác tương đương hoặc sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ đang giữ ngạch tương đương ngạch thanh tra viên cao cấp chuyển sang cơ quan thanh tra.
Sĩ quan Quân đội được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao cấp quốc phòng phải đáp ứng yêu cầu trình độ gì? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên cao cấp quốc phòng cần có đủ năng lực thế nào?
Theo khoản 3 Điều 7 Quyết định 31/2016/QĐ-TTg quy định Thanh tra viên cao cấp quốc phòng cần có đủ năng lực sau đây:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, điều lệnh kỷ luật của Quân đội; có kiến thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại;
- Có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững quy trình, nghiệp vụ công tác thanh tra;
- Am hiểu kiến thức pháp luật; tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao; có khả năng đảm nhận trách nhiệm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì nghiên cứu, tổng kết lý luận về công tác thanh tra; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng;
- Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên, thanh tra viên chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?