Sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu giá tài sản để tránh tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản?
- Sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu giá tài sản để tránh tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản?
- Những nội dung yêu cầu của Chính phủ đối với việc thực hiện Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ra sao?
- Hoạt động đấu giá tài sản hiện nay được thực hiện theo những nguyên tắc gì?
Sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu giá tài sản để tránh tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản?
Căn cứ Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2023 do Chính phủ ban hành.
Tại Mục 2 Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023 đối với đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Chính phủ cơ bản thống nhất với các nhóm chính sách trong Đề nghị như sau:
- Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên;
- Tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tải sản;
- Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ, công khai, minh bạch và thống nhất;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu giá, tránh tình trạng tiêu cực, gây thất thoát tài sản;
- Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản;
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
Như vậy, có thể thấy, trong nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sắp tới sẽ có các nội dung về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu giá, tránh tình trạng tiêu cực, gây thất thoát tài sản.
Đồng thời cũng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
Sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu giá tài sản để tránh tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản? (Hình từ Internet)
Những nội dung yêu cầu của Chính phủ đối với việc thực hiện Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ra sao?
Theo Mục 2 Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kỹ việc thực hiện các quy định của Luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, khắc phục được các khó khăn, vướng mắc, bất cập; phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thể hiện đầy đủ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật này; thể hiện rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về hoạt động đấu giá.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá của các tổ chức, doanh nghiệp cũng như trong quản lý nhà nước về đấu giá; bảo đảm công khai, minh bạch; phòng, chống tiêu cực, thất thoát tài sản, ngăn ngừa việc lợi dụng chính sách đấu giá để thông đồng, nâng giá hoặc giảm giá tài sản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu giá.
- Cần nghiên cứu để có cơ chế đấu giá phù hợp đối với các tài sản đặc thù như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, biển số phương tiện giao thông cơ giới, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu, di sản văn hóa... nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
- Quá trình xây dựng chính sách, xây dựng Luật cần bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của các cơ quan, Tổ chức, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến Thành viên Chính phủ; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị; bổ sung Đề nghị vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Hoạt động đấu giá tài sản hiện nay được thực hiện theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016, hoạt động đấu giá tài sản hiện nay được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
- Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?