Sẽ thực hiện việc cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính Thuế để cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024?
Sẽ thực hiện việc cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính Thuế để cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024?
Ngày 23/01/2024, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 82/QĐ-TCT năm 2024 Tại đây về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Cụ thể theo Mục I Kế hoạch hành động được ban hành kèm theo Quyết định 82/QĐ-TCT năm 2024 Tại đây nêu rõ mục tiêu của kế hoạch như sau:
Mục tiêu và yêu cầu:
Tiếp tục, đẩy mạnh cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin và tạo thêm động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục phục hồi và phát triển, Tổng cục Thuế cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu cụ thể như sau:
- Tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng; giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời cho doanh nghiệp, người nộp thuế đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, quy định.
- Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công. Tiếp tục thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh.
- Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch của Tổng cục Thuế Tiếp tục thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, các quy định kinh doanh. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết 02/NQ-CP 2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Sẽ thực hiện việc cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính Thuế để cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024? (Hình từ Interenet)
Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2024 Tổng cục Thuế sẽ tập trung triển khai những nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo Kế hoạch hành động được ban hành kèm theo Quyết định 82/QĐ-TCT năm 2024 đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2024 bao gồm:
Thứ nhất: Rà soát, báo cáo về chính sách thuế đối với hoạt động chế biến thủy sản gửi Cục Quản lý giám sát chính sách thuế (Bộ Tài chính) tổng hợp báo cáo khi có chương trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai: Tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời cho doanh nghiệp, người nộp thuế đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, quy định.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
Thứ tư: Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP và Nghị định 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ năm: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế như thế nào?
Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước. Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg được sửa đổi bổ bởi Điều 1 Quyết định 15/2021/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế như sau:
(1) Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương:
- Vụ Chính sách;
- Vụ Pháp chế;
- Vụ Dự toán thu thuế;
- Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;
- Vụ Kê khai và Kế toán thuế;
- Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
- Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế;
- Cục Thuế doanh nghiệp lớn;
- Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân;
- Vụ Hợp tác Quốc tế;
- Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Tài vụ - Quản trị;
- Văn phòng;
- Cục Công nghệ Thông tin;
- Trường Nghiệp vụ Thuế;
- Tạp chí Thuế.
(2) Cơ quan Thuế ở địa phương:
- Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế.
- Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 phòng Thanh tra - Kiểm tra.
- Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 09 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 05 phòng Thanh tra - Kiểm tra.
- Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 08 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và 01 phòng Thanh tra - Kiểm tra.
- Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?