Sẽ cho học sinh nghỉ học trong trường hợp cần thiết để ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông?
Sẽ cho học sinh nghỉ học trong trường hợp cần thiết để ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông?
Ngày 26/9/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công điện 1570/CĐ-BGDĐT 2023 về chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Theo đó, Đề chủ động ứng phó với ATNĐ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo yêu câu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố khu vực: Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nghiêm túc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Công điện 11/CĐ-QG hồi 18h00 ngày 24/9/2023 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.
- Theo dõi thường xuyên với chặt chẽ diễn biến mưa bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương đề kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra.
- Lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học, trong trường hợp cẩn thiết có thể cho học sinh nghỉ học. Khẩn trương dọn đẹp, vệ sinh trường, lớp; phòng. ngừa dịch bệnh sau mưa lũ.
- Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; chủ động di dời máy móc, thiết bị, tài lệu, hồ sơ đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại.
- Liên tục cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo UBND cấp tỉnh để khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có yêu cầu các tỉnh, thành phố khu vực: Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học, trong trường hợp cẩn thiết có thể cho học sinh nghỉ học.
Sẽ cho học sinh nghỉ học trong trường hợp cần thiết để ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Phòng chống thiên tai 2013, quy định các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai gồm có như sau:
- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống thiên tai?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Phòng chống thiên tai 2013 có nêu rõ như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.
2. Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.
3. Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.
4. Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
5. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
6. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
7. Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.
8. Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.
9. Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.
10. Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo đó. trong phòng , chống thiên tai nghiêm cấm các hành vi theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?