Sẽ cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường giải pháp thu thuế tại nguồn và thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm về thuế tại Chỉ thị mới?
- Nguyên tắc quản lý thuế là gì?
- Đối tượng áp dụng chế tài xử lý vi phạm về thuế là ai? Vi phạm hành chính về thuế là gì?
- Sẽ cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường giải pháp thu thuế tại nguồn và thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm về thuế tại Chỉ thị mới?
- Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu tại Chỉ thị mới như thế nào?
Mới đây, ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Nguyên tắc quản lý thuế là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về Nguyên tắc quản lý thuế:
- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế;
Áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Sẽ cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường giải pháp thu thuế tại nguồn và thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm về thuế tại Chỉ thị mới?(Hình internet)
Đối tượng áp dụng chế tài xử lý vi phạm về thuế là ai? Vi phạm hành chính về thuế là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng
a) Người nộp thuế;
b) Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.
Như vậy, đối tượng áp dụng chế tài xử lý vi phạm về thuế gồm:
- Người nộp thuế;
- Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.
Đồng thời, căn cứ Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã khái niệm:
- Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Sẽ cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường giải pháp thu thuế tại nguồn và thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm về thuế tại Chỉ thị mới?
Tại Mục 1 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2023, nêu rõ:
- Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động TMĐT, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
*Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật thuế liên quan đến TMĐT, cắt giảm thủ tục hành chính, thu gọn đầu mối kê khai, tăng cường triển khai các giải pháp thu thuế tại nguồn, chống thất thu thuế, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm về thuế, hải quan.
- Chỉ đạo Tổng cục Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số để áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế trên cơ sở dữ liệu lớn.
+ Thời hạn hoàn thành chậm nhất trong năm 2023.
Như vậy, nhiệm vụ, giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính, thu gọn đầu mối kê khai, tăng cường triển khai các giải pháp thu thuế tại nguồn, chống thất thu thuế, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm về thuế, hải quan sẽ do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện.
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu tại Chỉ thị mới như thế nào?
Đồng thời, tại Mục 1 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2023 cũng nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ số xuyên biên giới; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu.
+ Thời hạn hoàn thành chậm nhất trong quý III năm 2023.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện chuẩn hóa, số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu về TMĐT theo lộ trình cụ thể của từng bộ, ngành.
Như vậy, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ số xuyên biên giới; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu được triển khai hoàn thành chậm nhất trong quý III năm 2023 do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan.
Xem chi tiết toàn văn Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2023 Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được tính kể từ thời điểm nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
- Mẫu Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73? Ai có trách nhiệm xây dựng Quy chế tiền thưởng theo quy định?
- Việc thử nghiệm phương tiện đo sẽ do ai thực hiện? Chi phí thử nghiệm phương tiện đo có phải niêm yết công khai không?
- Lời nhận xét môn Tự nhiên xã hội lớp 2 giữa học kì 1 2024 2025? Lời nhận xét môn Tự nhiên xã hội lớp 2 theo Thông tư 27?