Sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà số tiền thu được thấp hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì xử lý ra sao?
- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm khi không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm được quy định ra sao?
- Sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà số tiền thu được thấp hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì xử lý ra sao?
- Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm được quy định như thế nào?
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm khi không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm được quy định ra sao?
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm khi không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trừ khi pháp luật có quy định khác.
Sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà số tiền thu được thấp hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Chiếu theo quy định này, trong trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm.
Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, số tiền thu được từ việc bán căn nhà thấp hơn giá trị của khoản vay thì số tiền nợ còn thiếu của chị A sẽ không được đảm bảo, tuy nhiên bạn vẫn có quyền yêu cầu chị A thanh toán phần nợ còn thiếu.
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm được quy định như thế nào?
Theo Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự thanh toán tài sản bảo đảm như sau:
- Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
+ Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
- Thứ tự ưu tiên thanh toán trên có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Trong hoạt động thương mại, những nguyên tắc cơ bản gồm những nguyên tắc nào?