Sau khi tốt nghiệp nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kỹ năng
- Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;
- Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;
- Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;
- Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;
- Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;
- Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;
- Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài ra người học ngành này còn phải có những kỹ năng khác như:
- Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;
- Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;
- Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;
- Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;
- Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;
- Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;
- Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Nghề y học cổ truyền (Hình từ Internet)
Người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Bốc thuốc y học cổ truyền;
- Châm cứu;
- Xoa bóp - bấm huyệt;
- Bào chế dược liệu;
- Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền tại trạm y tế phường (xã).
Theo đó, người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Bốc thuốc y học cổ truyền;
- Châm cứu;
- Xoa bóp - bấm huyệt;
- Bào chế dược liệu;
- Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền tại trạm y tế phường (xã).
Người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;
- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;
- Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;
- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;
- Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;
- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;
- Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;
- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;
- Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?