Sau khi tốt nghiệp nghề rèn, dập trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp nghề rèn, dập trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 13 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Vẽ và đọc được các bản vẽ rèn dập đơn giản;
- Vận hành và sử dụng thành thạo được các loại lò nung, máy búa, máy dập nóng, dập nguội;
- Lựa chọn, sử dụng được các loại dụng cụ của nghề như đe, búa tay, búa tạ, bàn là, bàn tóp, khuôn rèn dập...;
- Phác thảo được quy trình công nghệ rèn tự do, dập khối, dập tấm;
- Gá lắp được các loại khuôn rèn, dập lên máy đảm bảo yêu cầu;
- Vận dụng được các công nghệ rèn dập cơ bản như vuốt, xấn, chồn, chặt, uốn... để chế tạo các loại sản phẩm có hình dáng đơn giản bằng các dụng cầm tay hoặc bằng máy;
- Gia công được các loại sản phẩm có hình dáng tương đối phức tạp, kích thước vừa và nhỏ bằng khuôn dập trên máy dập khối hành trình cứng;
- Vận hành được các máy dập tấm hoặc dây chuyền dập tấm để chế tạo các sản phẩm có độ chính xác cao;
- Lựa chọn được phương pháp và vận hành được các loại máy phun cát, máy phun bi, máy quay bóng cũng như các loại hóa chất để làm sạch sản phẩm rèn dập;
- Lựa chọn được phương pháp ủ, tôi, ram, nhuộm đen để xử lý nhiệt và hoàn thiện vật rèn dập;
- Sử dụng được dụng cụ đo kiểm, kiểm tra chất lượng vật rèn, dập;
- Tổ chức thực hiện vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và đảm bảo được an toàn lao động cho người và thiết bị;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp nghề rèn, dập trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài ra, người học nghề này còn phải có những kỹ năng khác như:
- Vẽ và đọc được các bản vẽ rèn dập đơn giản;
- Vận hành và sử dụng thành thạo được các loại lò nung, máy búa, máy dập nóng, dập nguội;
- Lựa chọn, sử dụng được các loại dụng cụ của nghề như đe, búa tay, búa tạ, bàn là, bàn tóp, khuôn rèn dập...;
- Phác thảo được quy trình công nghệ rèn tự do, dập khối, dập tấm;
- Gá lắp được các loại khuôn rèn, dập lên máy đảm bảo yêu cầu;
- Vận dụng được các công nghệ rèn dập cơ bản như vuốt, xấn, chồn, chặt, uốn... để chế tạo các loại sản phẩm có hình dáng đơn giản bằng các dụng cầm tay hoặc bằng máy;
- Gia công được các loại sản phẩm có hình dáng tương đối phức tạp, kích thước vừa và nhỏ bằng khuôn dập trên máy dập khối hành trình cứng;
- Vận hành được các máy dập tấm hoặc dây chuyền dập tấm để chế tạo các sản phẩm có độ chính xác cao;
- Lựa chọn được phương pháp và vận hành được các loại máy phun cát, máy phun bi, máy quay bóng cũng như các loại hóa chất để làm sạch sản phẩm rèn dập;
- Lựa chọn được phương pháp ủ, tôi, ram, nhuộm đen để xử lý nhiệt và hoàn thiện vật rèn dập;
- Sử dụng được dụng cụ đo kiểm, kiểm tra chất lượng vật rèn, dập;
- Tổ chức thực hiện vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và đảm bảo được an toàn lao động cho người và thiết bị;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Nghề rèn, dập (Hình từ Internet)
Người học nghề rèn, dập trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Rèn bằng dụng cụ cầm tay;
- Rèn tự do bằng máy;
- Dập khối;
- Dập tấm.
Như vậy, người học nghề rèn, dập trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm các vị trí sau:
- Rèn bằng dụng cụ cầm tay;
- Rèn tự do bằng máy;
- Dập khối;
- Dập tấm.
Người học nghề nghề rèn, dập trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm chủ được các thiết bị và công nghệ rèn, dập;
- Tích cực, chủ động phòng ngừa các tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho bản thân và đồng nghiệp;
- Tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Chịu trách nhiệm cá nhân, chịu trách nhiệm một phần công việc của nghề;
- Làm việc độc lập hoặc phối hợp tham gia làm việc nhóm trong điều kiện môi trường biến động; đánh giá được kết quả thực hiện công việc của cá nhân; chịu trách nhiệm một phần về kết quả làm việc của nhóm.
Theo đó, người học nghề nghề rèn, dập trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?