Sau khi tốt nghiệp ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị như: bộ dụng cụ nghề điện, bộ dụng cụ cơ khí, các trang bị nâng hạ,vận chuyển; các đồng hồ đo điện, các dụng cụ đo kiểm cơ khí và các dụng cụ chuyên dùng khác;
- Lựa chọn, sử dụng được các vật tư, vật liệu phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy bơm, máy điện, tủ điện và hệ thống cung cấp điện trạm bơm hạ áp;
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ điện dùng trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy bơm, máy điện, tủ điện và hệ thống cung cấp điện trạm bơm hạ áp;
- Vận hành được các tổ máy bơm điện hạ áp bao gồm máy bơm ly tâm, máy bơm hướng trục, máy bơm chìm, máy bơm hỗn lưu dùng cho bơm nước nông nghiệp, công nghiệp có lưu lượng đến 35.000m3/h;
- Bảo dưỡng được các tổ máy bơm điện hạ áp bao gồm máy bơm ly tâm, máy bơm hướng trục, máy bơm chìm, máy bơm hỗn lưu có lưu lượng đến 35000m3/h đúng quy trình, đảm bảo an toàn và yêu cầu kỹ thuật;
- Bảo dưỡng được các tủ điện trạm bơm hạ áp bao gồm: tủ phân phối điện, tủ điều khiển máy bơm khởi động trực tiếp, khởi động gián tiếp qua các thiết bị khởi động, khởi động dùng bộ khởi động mềm, tủ bù hệ số công suất đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Vận hành, bảo dưỡng được các công trình liên quan thuộc trạm bơm: bể hút, bể xả, đường ống hút, đường ống xả, lưới chắn rác, van và cửa van điều tiết nước;
- Lắp đặt được các tủ điện và hệ thống điện chiếu sáng trạm bơm hạ áp đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Tổ chức và thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh môi trường trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy bơm, tủ điện, hệ thống cung cấp điện trạm bơm hạ áp;
- Áp dụng được các nguyên tắc và biện pháp trong công tác 5S, giám sát, hướng dẫn an toàn và vệ sinh môi trường lao động;
- Áp dụng được các biện pháp khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ xanh trong hoạt động nghề nghiệp lĩnh vực thủy lợi;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện (Hình từ Internet)
Người học ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Vận hành trạm bơm điện;
- Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện trạm bơm;
- Bảo dưỡng máy bơm.
Như vậy, người học ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như:
- Vận hành trạm bơm điện;
- Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện trạm bơm;
- Bảo dưỡng máy bơm.
Người học ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện các công việc định sẵn;
- Đánh giá được chất lượng và hiệu quả công việc của bản thân và nhóm;
- Cẩn thận, chính xác, tiết kiệm trong thực hiện các công việc của nghề.
Theo đó, người học ngành vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?