Sau khi tốt nghiệp ngành hộ sinh trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành hộ sinh trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kỹ năng
- Giao tiếp, phối hợp có hiệu quả với bác sĩ, đồng nghiệp, khách hàng trong học tập và công tác chăm sóc người bệnh. Thực hiện được công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe sinh sản có hiệu quả tại cộng đồng;
- Chăm sóc bà mẹ trước khi mang thai có chất lượng cao. Hỗ trợ việc kế hoạch hóa gia đình hoặc kết thúc thai nghén theo quy định của luật pháp và hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;
- Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời;
- Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ với chất lượng cao; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh;
- Chăm sóc toàn diện, chất lượng cao cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh theo phân cấp chăm sóc;
- Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ; xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;
- Thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
- Thực hiện sơ cứu được sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; phát hiện những biến chứng thuộc lĩnh vực sản phụ khoa để phối hợp bác sĩ giải quyết tại tuyến y tế cơ sở hoặc chuyển tuyến trên kịp thời, an toàn;
- Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành hộ sinh trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành hộ sinh (Hình từ Internet)
Người học ngành hộ sinh trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình;
- Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;
- Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;
- Chăm sóc bà mẹ sau sinh;
- Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.
Như vậy, người học ngành hộ sinh trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình;
- Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;
- Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;
- Chăm sóc bà mẹ sau sinh;
- Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.
Người học ngành hộ sinh trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân.
Theo đó, người học ngành hộ sinh trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?
- Nhà thầu có được hưởng ưu đãi khi sử dụng số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên hay không?
- Công ty không có nội quy lao động thì có bị xử phạt hay không theo quy định của Bộ luật Lao động?
- Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?