Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng người học có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng người học có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có những kỹ năng nào?
- Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng người học có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Gia công hàn;
- Gia công chi tiết trên máy công cụ;
- Chế tạo kết cấu cơ khí;
- Chế tạo băng tải;
- Chế tạo hệ thống thông gió;
- Chế tạo bồn bể;
- Lắp ráp thiết bị cơ khí;
- Kiểm tra giám sát và hướng dẫn sử dụng thiết bị cơ khí.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng người học có thể làm những công việc như sau:
- Gia công hàn;
- Gia công chi tiết trên máy công cụ;
- Chế tạo kết cấu cơ khí;
- Chế tạo băng tải;
- Chế tạo hệ thống thông gió;
- Chế tạo bồn bể;
- Lắp ráp thiết bị cơ khí;
- Kiểm tra giám sát và hướng dẫn sử dụng thiết bị cơ khí.
Ngành chế tạo thiết bị cơ khí (Hình từ Internet)
Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ thi công và các tài liệu liên quan;
- Chọn được các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;
- Làm đúng quy trình công nghệ gia công chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng;
- Triển khai kích thước, phóng dạng chính xác trên thép tấm và thép hình;
- Điều hành được các công việc hàng ngày trong gia công chế tạo thiết bị có hiệu quả;
- Nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra được các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật cao ở dạng: ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, thiết bị lọc bụi, cho các công trình công nghiệp và dân dụng;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc trong gia công chế tạo thiết bị cơ khí đúng quy trình công nghệ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, nơi làm việc khoa học;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc bảo quản dụng cụ thiết bị;
- Nghiêm túc trong công việc;
- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn;
- Làm việc độc lập, theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Tuân thủ các quy định, nội quy của phân xưởng, nhà máy;
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường; công tác phòng chống cháy nổ;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Như vậy, người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc bảo quản dụng cụ thiết bị;
- Nghiêm túc trong công việc;
- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn;
- Làm việc độc lập, theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Tuân thủ các quy định, nội quy của phân xưởng, nhà máy;
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường; công tác phòng chống cháy nổ;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký nơi thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?