Sau khi thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại thì quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo hay không?
- Phương án chuyển giao buộc ngân hàng thương mại có phải là phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hay không?
- Bên nhận chuyển giao có được quyền được bán cổ phần của ngân hàng thương mại nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài hay không?
- Sau khi thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại thì quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo hay không?
Phương án chuyển giao buộc ngân hàng thương mại có phải là phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hay không?
Căn cứ tại khoản 35, khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
35. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
a) Phương án phục hồi;
b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
c) Phương án giải thể;
d) Phương án chuyển giao bắt buộc;
đ) Phương án phá sản.
…
38. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
Như vậy, phương án chuyển giao bắt buộc là một trong 05 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
Bên nhận chuyển giao có được quyền được bán cổ phần của ngân hàng thương mại nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Bên nhận chuyển giao có được quyền được bán cổ phần của ngân hàng thương mại nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 151e Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về quyền của bên nhận chuyển giao như sau:
Quyền của bên nhận chuyển giao
1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:
a) Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc đối với trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
c) Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất;
d) Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao.
Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
đ) Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
e) Được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Như vậy, Bên nhận chuyển giao được quyền được bán cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Sau khi thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại thì quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 151d Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc như sau:
Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
1. Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc sau khi phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. Kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt.
2. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Tên bên nhận chuyển giao; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau khi chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại sau chuyển giao bắt buộc;
b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao và ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc.
3. Bên nhận chuyển giao thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
4. Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện thủ tục để chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có) của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt; thủ tục thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
5. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
6. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
7. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng, đây là trường hợp thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông; không thay đổi pháp nhân và không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đối với bên thứ ba từ đó quyền lợi của khách hàng sẽ được bảo đảm, có thể kể đến như bảo đảm việc thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?