Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì?
Mạng lưới tư vấn viên pháp luật là gì?
Mạng lưới tư vấn viên pháp luật được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
Mạng lưới tư vấn viên pháp luật là một bộ phận của mạng lưới tư vấn viên theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn viên pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật đủ điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật, tự nguyện thông báo tham gia và được bộ, cơ quan ngang bộ công bố công khai (sau đây gọi là tư vấn viên pháp luật) để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mạng lưới tư vấn viên pháp luật (Hình từ Internet)
Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì?
Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cần gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc, hồ sơ đề nghị được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
- Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu được quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP (tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và đang được thay thế bằng Nghị định 80/2021/NĐ-CP).
- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nêu rõ nội dung tư vấn, phí dịch vụ tư vấn.
Bộ, cơ quan ngang bộ phải công khai địa chỉ đơn vị đầu mối, phương thức điện tử tiếp nhận hồ sơ đề nghị trên cổng thông tin điện tử của mình.
Nhận đủ hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp vừa và nhỏ về hỗ trợ pháp lý thì bộ và cơ quan ngang bộ liên quan cần làm gì?
Nhận đủ hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp vừa và nhỏ về hỗ trợ pháp lý thì bộ và cơ quan ngang bộ cần xem xét thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 55/2019/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này:
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; không chồng chéo, trùng lặp.
2. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý.
4. Căn cứ nguồn lực, chương trình hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ trước;
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật;
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được hỗ trợ trước.
5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trường hợp không đồng ý hỗ trợ chi phí thì phải nêu rõ lý do.
Trường hợp đồng ý hỗ trợ chi phí thì mức chi phí hỗ trợ cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm;
- Doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm;
- Doanh nghiệp vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm;
- Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật theo quy định tại Chương IV Nghị định 39/2018/NĐ-CP (tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và đang được thay thế bằng Nghị định 80/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?