Sau khi phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp người bệnh phải thực hiện theo dõi như thế nào? Phẫu thuật này chống chỉ định đối với trường hợp nào?
Sau khi phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp người bệnh phải thực hiện theo dõi như thế nào?
Phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM PHỨC TẠP
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
- 3 ngày đầu:
+ Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ.
+ Tình trạng đầu chi.
+ Hướng dẫn tập vận động sớm nếu có thể.
- Những ngày sau:
+ Theo dõi tình trạng vết mổ
+ Phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn nông, sâu.
+ Đánh giá tổ chức phần mềm nguy cơ tiếp tục hoại tử.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu vết mổ: Băng ép.
- Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, lấy dịch cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, thay kháng sinh khi có kháng sinh đồ.
- Hoại tử tổ chức phần mềm: tiếp tục cắt lọc khi cần thiết.
...
Theo đó, sau khi phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp thì người bệnh phải được theo dõi như sau:
- 3 ngày đầu:
+ Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ.
+ Tình trạng đầu chi.
+ Hướng dẫn tập vận động sớm nếu có thể.
- Những ngày sau:
+ Theo dõi tình trạng vết mổ
+ Phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn nông, sâu.
+ Đánh giá tổ chức phần mềm nguy cơ tiếp tục hoại tử.
Phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp (Hình từ Internet)
Phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp chống chỉ định đối với trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM PHỨC TẠP
...
II. CHỈ ĐỊNH
Chỉ định mổ tuyệt đối với những vết thương phần mềm phức tạp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu thuật.
...
Theo đó, quy định trên nói rằng phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp sẽ chống chỉ định với trường hợp bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp sẽ phải chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM PHỨC TẠP
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên ngành.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, tư thế người bệnh cần đảm bảo phẫu trường thuận lợi.
2. Vô cảm:
Tùy vào vị trí tổn thương, thông thường gây tê tủy sống, tê đám rối, mê khí quản.
3. Kỹ thuật:
- Bộc lộ rộng rãi vùng tổn thương.
- Nếu có thể nên garo gốc chi.
- Đánh giá toàn bộ, kiểm soát đáy vết thương, tránh bỏ sót tổn thương.
- Làm sạch nhiều lần bằng oxy già, betadin, nước với những vết thương nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Lấy bỏ hết dị vật.
- Cắt lọc mép da, cần cắt lọc tiết kiệm tại những vị trí nguy cơ khuyết da nhiều.
- Cắt lọc tổ chức dập nát hoại tử như tổ chức dưới da, cơ dựa vào các dấu hiệu như màu sắc cơ, trương lực, vi tuần hoàn, đáp ứng kích thích.
- Lập lại cấu trúc giải phẫu các tổn thương nếu điều kiện cho phép như khâu nối gân, nối mạch máu, khâu bao thần kinh.
- Đóng da thưa.
- Sử dụng những dụng cụ trợ đỡ, bất động.
- Kháng sinh liều cao, phổ rộng.
...
Theo đó, quy định trên quy định về bước chuẩn bị trước khi thực hiện phẫu thuật như sau:
Bước chuẩn bị
Bước 1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
Bước 2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ.
Bước 3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên ngành.
Các bước tiến hành
Bước 1. Tư thế:
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, tư thế người bệnh cần đảm bảo phẫu trường thuận lợi.
Bước 2. Vô cảm:
Tùy vào vị trí tổn thương, thông thường gây tê tủy sống, tê đám rối, mê khí quản.
Bước 3. Kỹ thuật:
- Bộc lộ rộng rãi vùng tổn thương.
- Nếu có thể nên garo gốc chi.
- Đánh giá toàn bộ, kiểm soát đáy vết thương, tránh bỏ sót tổn thương.
- Làm sạch nhiều lần bằng oxy già, betadin, nước với những vết thương nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Lấy bỏ hết dị vật.
- Cắt lọc mép da, cần cắt lọc tiết kiệm tại những vị trí nguy cơ khuyết da nhiều.
- Cắt lọc tổ chức dập nát hoại tử như tổ chức dưới da, cơ dựa vào các dấu hiệu như màu sắc cơ, trương lực, vi tuần hoàn, đáp ứng kích thích.
- Lập lại cấu trúc giải phẫu các tổn thương nếu điều kiện cho phép như khâu nối gân, nối mạch máu, khâu bao thần kinh.
- Đóng da thưa.
- Sử dụng những dụng cụ trợ đỡ, bất động.
- Kháng sinh liều cao, phổ rộng.
Như vậy, có thể thấy rằng về vấn đề dụng cụ ở bước chuẩn bị thì người thực hiện phải có bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có được sở hữu nhà ở riêng lẻ ở Việt Nam không?
- Chi phí quản lý dự án là gì? Chi phí quản lý dự án được sử dụng để thực hiện những công việc nào?
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
- Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
- Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?