Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra thì phải tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong vòng bao nhiêu ngày?
- Có bắt buộc phải ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có yếu tố nước ngoài hay không?
- Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải có những nội dung gì?
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành trong vòng bao lâu kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra?
Có bắt buộc phải ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có yếu tố nước ngoài hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 33/2015/NĐ-CP về vấn đề chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra như sau:
Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có một trong các trường hợp sau:
a) Kết luận thanh tra có nội dung xin ý kiến chỉ đạo thực hiện;
b) Nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài;
c) Nội dung kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thiếu tính khả thi;
d) Kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra cần có văn bản chỉ đạo thực hiện.
Theo đó, tại điểm b khoản 1 Điều này, trường hợp nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra.
Có bắt buộc phải ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có yếu tố nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải có những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 33/2015/NĐ-CP liên quan đến văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra như sau:
Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra
...
2. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
3. Nội dung chỉ đạo hoặc yêu cầu, kiến nghị việc thực hiện kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra được ban hành trong một văn bản hoặc từng văn bản riêng biệt.
4. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý, văn bản yêu cầu, kiến nghị về thanh tra được quy định tại Điều này và Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này phải được gửi cho cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện.
Theo đó, nội dung văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra;
- Xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành trong vòng bao lâu kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra như sau:
Quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Chấm dứt hành vi vi phạm; thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
c) Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền tương ứng của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?