Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, Kiểm sát viên cần làm gì?
- Kết quả kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do ai ký?
- Kiểm sát viên cần làm gì sau khi nhận được báo cáo về kết quả kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự?
- Kiểm sát viên được phân công thụ lý kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự đề xuất việc tiếp tục xử lý theo các hình thức nào?
Kết quả kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do ai ký?
Căn cứ theo Điều 18 Quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Thẩm quyền ký các loại văn bản và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Thẩm quyền ký các văn bản thực hiện theo khoản 4 Điều 26 Quy chế số 810, theo đó tại VKSND tối cao do Lãnh đạo Vụ 11 ký, tại VKSND cấp huyện do lãnh đạo Viện ký; tại VKSND cấp tỉnh do Lãnh đạo VKSND ký các văn bản: Yêu cầu cung cấp hồ sơ, Yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kết luận kiểm sát hồ sơ và văn bản chuyển hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng cho Cơ quan điều tra.
Lãnh đạo Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự tại VKSND cấp tỉnh ký các văn bản: trả lại đơn, chuyển đơn do không đúng thẩm quyền; chuyển đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới kiểm sát và báo cáo.
2. Kết quả hoạt động tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc ban hành các văn bản nêu trên phải được thống kê, báo cáo theo quy định của VKSND tối cao được gửi cho Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thống kê, theo dõi kết quả xử lý đơn và lưu hồ sơ kiểm sát.
Theo quy định trên, thẩm quyền ký các văn bản thực hiện theo khoản 4 Điều 26 Quy chế số 810, theo đó tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân ký các văn bản:
- Yêu cầu cung cấp hồ sơ;
- Yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Kết luận kiểm sát hồ sơ và văn bản chuyển hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng cho Cơ quan điều tra.
Lãnh đạo Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ký các văn bản:
- Trả lại đơn, chuyển đơn do không đúng thẩm quyền;
- Chuyển đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới kiểm sát và báo cáo.
Kết quả hoạt động tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc ban hành các văn bản nêu trên phải được thống kê, báo cáo theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được gửi cho Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thống kê, theo dõi kết quả xử lý đơn và lưu hồ sơ kiểm sát.
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên cần làm gì sau khi nhận được báo cáo về kết quả kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Xử lý báo cáo kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát cấp dưới hoặc thông báo kết quả tự kiểm tra của Cơ quan thi hành án dân sự
1. Sau khi nhận được báo cáo của Viện kiểm sát cấp dưới về kết quả kiểm sát thi hành án dân sự và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thông báo kết quả tự kiểm tra về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc công chức được phân công thụ lý kiểm sát phải nghiên cứu kỹ nội dung báo cáo/thông báo; xem báo cáo/thông báo có đáp ứng yêu cầu của Viện kiểm sát không; có đủ cơ sở để kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo không.
...
Như vậy, sau khi nhận được báo cáo của Viện kiểm sát cấp dưới về kết quả kiểm sát thi hành án dân sự và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Kiểm sát viên được phân công thụ lý kiểm sát phải nghiên cứu kỹ nội dung báo cáo/thông báo; xem báo cáo/thông báo có đáp ứng yêu cầu của Viện kiểm sát không; có đủ cơ sở để kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo không.
Kiểm sát viên được phân công thụ lý kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự đề xuất việc tiếp tục xử lý theo các hình thức nào?
Tại khoản 2 Điều 19 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Xử lý báo cáo kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát cấp dưới hoặc thông báo kết quả tự kiểm tra của Cơ quan thi hành án dân sự
...
2. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc công chức được phân công thụ lý đề xuất việc tiếp tục xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc Cơ quan thi hành án dân sự chưa trả lời cho đương sự thì yêu cầu Viện kiểm sát hoặc Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới trả lời đương sự; trường hợp cần thiết thì Viện kiểm sát nơi nhận báo cáo/thông báo ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm sát hoặc kết quả tự kiểm tra cho đương sự có khiếu nại, tố cáo trên cơ sở kết quả kiểm sát/ kiểm tra của Viện kiểm sát hoặc Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới.
b) Trường hợp qua nghiên cứu, xét thấy có cơ sở để đồng ý với kết quả kiểm sát/kết quả tự kiểm tra thì làm văn bản thông báo cho người khiếu nại, tố cáo; trong văn bản nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát thụ lý đồng ý với kết quả kiểm sát/thông báo đó.
c) Trường hợp báo cáo/thông báo chưa đáp ứng yêu cầu thì đề xuất tiếp tục yêu cầu kiểm sát/tự kiểm tra và báo cáo/thông báo rõ hơn hoặc đề xuất yêu cầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo và hồ sơ thi hành án dân sự để kiểm sát và kết luận.
d) Trường hợp cần thiết thì đề xuất trực tiếp xác minh, kiểm sát và kết luận.
Để tiến hành xác minh, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc công chức được phân công thụ lý xây dựng văn bản gửi Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Viện kiểm sát nơi có vụ việc cần xác minh đề nghị phối hợp. Nội dung văn bản nêu rõ lý do cần xác minh, nội dung xác minh, họ tên người xác minh, thời gian dự kiến xác minh và những nội dung cần thiết khác. Trong quá trình xác minh, có thể yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ, tài liệu cần thiết; làm việc với Chấp hành viên hoặc với cơ quan, đơn vị có liên quan. Mọi hoạt động xác minh cần ghi biên bản để lưu hồ sơ kiểm sát. Trường hợp xác minh tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại Viện kiểm sát cấp dưới thì cần phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát cấp dưới để bảo đảm hiệu quả việc xác minh.
Như vậy, Kiểm sát viên được phân công thụ lý đề xuất việc tiếp tục xử lý theo các hình thức được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?