Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước Văn phòng Bộ Quốc phòng có phải lưu trữ bản gốc không?
- Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những giấy tờ gì?
- Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được quy định ra sao?
- Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước Văn phòng Bộ Quốc phòng có phải lưu trữ bản gốc không?
Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước như sau:
Trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ thỏa thuận quốc tế, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương và thành lập Đoàn đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định chủ trương và thành lập Đoàn đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình của Bộ Quốc phòng;
b) Dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước (đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước);
c) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
d) Dự thảo quyết định thành lập Đoàn đàm phán thỏa thuận quốc tế;
đ) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
e) Bản sao ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
g) Phương án đàm phán và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Như vậy, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những giấy tờ nêu trên.
Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân (Hình từ Internet)
Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được quy định ra sao?
Theo Điều 17 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế như sau:
Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế
Sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước đồng ý nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế và phương án đàm phán, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài và tổ chức đàm phán:
1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức ký thỏa thuận quốc tế.
2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan chỉnh lý dự thảo, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức ký thỏa thuận quốc tế.
3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi cơ bản nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo.
4. Ký thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 10, Điều 11 Luật Thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được quy định như trên.
Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước Văn phòng Bộ Quốc phòng có phải lưu trữ bản gốc không?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định báo cáo kết quả ký kết và thực hiện thủ tục sau ký kết như sau:
Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện thủ tục sau ký kết
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết:
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng dự thảo văn bản của Bộ Quốc phòng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
2. Văn phòng Bộ Quốc phòng lưu trữ bản gốc và gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết Văn phòng Bộ Quốc phòng phải lưu trữ bản gốc thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước cho Bộ Ngoại giao, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi mua nhà ở trả chậm thì bên mua có được quyền sử dụng nhà ở không? Nếu có thì bên mua có trách nhiệm bảo trì nhà ở không?
- 06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ theo Thông tư 40? Nguyên tắc phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai?
- Giao dịch mua bán nhà ở là gì? Khi giao dịch mua bán nhà ở các bên có phải lập thành hợp đồng không?
- Bài tham luận về công tác lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ năm 2024? Tham luận Chi bộ lãnh đạo công tác đoàn thể thế nào?
- Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm những gì? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng?