Sau khi kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở thì ban vận động thành lập công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì?
Công ty muốn thành lập công đoàn cơ sở thì sẽ do ai đứng ra vận động thành lập?
Căn cứ khoản 12.1 Điều 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn cụ thể như sau:
"12. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở theo Điều 14
12.1. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở
a. Nơi chưa có công đoàn cơ sở người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động.
b. Trong quá trình ban vận động tiến hành vận động người lao động gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.
c. Khi có 05 người trở lên (gồm người lao động đang là đoàn viên công đoàn và người lao động có đơn gia nhập công đoàn) tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở."
Đồng thời, điểm b khoản 12.2 Điều 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có nêu:
"12.2. Đại hội thành lập công đoàn cơ sở
[...]
b. Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội."
Như vậy, có thể hiểu trong trường hợp công ty chưa có công đoàn cơ sở thì người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động.
Đồng thời, ban vận động thành lập công đoàn cơ sở cũng có trách nhiệm tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
Công đoàn cơ sở
Sau khi kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở thì ban vận động có trách nhiệm gì?
Căn cứ điểm e, điểm g khoản 12.2 Điều 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn cụ thể về ban vận động thành lập công đoàn cơ sở như sau:
"12.2. Đại hội thành lập công đoàn cơ sở
[...]
e. Kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
g. Ban vận động chấm dứt nhiệm vụ sau khi tổ chức thành công đại hội thành lập công đoàn cơ sở."
Theo đó, sau khi đại hội thành lập công đoàn cơ sở kết thúc, ban vận động thành lập công đoàn cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Sau khi hoàn thành xong công việc trên thì ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ.
Chủ tịch công đoàn cơ sở được bổ nhiệm có trách nhiệm gì sau khi kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở?
Căn cứ khoản 12.3 Điều 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập như sau:
"12.3. Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập
a. Tổ chức họp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập để bầu ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn (nếu đủ điều kiện). Quá trình chuẩn bị cần liên hệ công đoàn cấp trên để được hướng dẫn.
b. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận, gồm có:
- Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các chức danh của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn.
- Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
- Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
- Biên bản đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
- Biên bản kiểm phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở và biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).
c. Khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục khắc dấu; đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kế hoạch hoạt động đã được thống nhất tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở."
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể liên quan đến đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động thành lập công đoàn cơ sở cụ thể như trên.
Đồng thời, sau đại hội, chủ tịch công đoàn cơ sở sau khi được bổ nhiệm có một số trách nhiệm nhất định được nêu như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?