Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm phải tự giải thể đúng không?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm là ai?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của Hội đồng thẩm định
1. Căn cứ tính chất, nội dung của triển lãm mà cơ quan quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng thẩm định, nhưng đảm bảo số lượng thành viên là số lẻ, từ 03 thành viên trở lên và cử người làm thư ký Hội đồng thẩm định.
2. Trường hợp Hội đồng thẩm định có 03 thành viên thì Hội đồng thẩm định gồm 01 Chủ tịch và 02 ủy viên.
3. Trường hợp Hội đồng thẩm định có từ 05 thành viên trở lên thì Hội đồng thẩm định gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và các ủy viên.
4. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập thì Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
Đối với Hội đồng thẩm định do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập thì Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao.
Ủy viên Hội đồng là người có am hiểu chuyên môn về nội dung triển lãm; là đại diện cơ quan quản lý nhà nước của lĩnh vực được triển lãm; đại diện tổ chức nghề nghiệp hoặc tổ chức khác có hoạt động chuyên môn liên quan đến nội dung triển lãm hoặc chuyên gia hoạt động độc lập.
5. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập thì Thư ký Hội đồng thẩm định là chuyên viên Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; đối với Hội đồng thẩm định do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao thành lập thì Thư ký Hội đồng thẩm định là chuyên viên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao.
Theo đó, đối với Hội đồng thẩm định do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập thì Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
Đối với Hội đồng thẩm định do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập thì Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao.
Thẩm định nội dung triển lãm (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm phải được tiến hành phiên họp trong thời hạn bao lâu kể từ quyết định thành lập Hội đồng được ban hành?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Thành lập, tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia Hội đồng thẩm định trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (Mẫu số 02 ban hành theo Thông tư này) trong thời gian không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân.
3. Phiên họp Hội đồng thẩm định phải được tiến hành trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định được ban hành. Biên bản họp Hội đồng thẩm định (Mẫu số 03 ban hành theo Thông tư này) được gửi cho cơ quan ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định ngay sau khi cuộc họp kết thúc.
Theo quy định trên, Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm phải được tiến hành phiên họp trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định được ban hành.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm phải tự giải thể đúng không?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, quyết định theo đa số. Các thành viên Hội đồng thẩm định làm việc độc lập, khách quan, trung thực, có quyền bảo lưu ý kiến riêng nhưng phải tuân thủ kết luận của Hội đồng thẩm định và quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Đối với Hội đồng thẩm định có 3 thành viên thì phiên họp của Hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ số thành viên tham dự.
Đối với Hội đồng thẩm định có từ 5 thành viên trở lên thì phiên họp của Hội đồng chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng phải ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp. Các thành viên vắng mặt phải cho ý kiến bằng Phiếu ghi ý kiến (Mẫu số 01 ban hành theo Thông tư này).
3. Kết luận của Hội đồng thẩm định là ý kiến được đa số thành viên đồng ý bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.
4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên, thư ký không được công bố, cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác ngoài Hội đồng thẩm định các thông tin về nội dung thảo luận, kết quả thẩm định và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định.
5. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm phải tự giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?