Sau khi đã được phân cấp đê thì có được điều chỉnh lại cấp không? Cơ quan nào tổ chức phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn?
Sau khi đã được phân cấp đê thì có được điều chỉnh lại cấp không?
Sau khi đã được phân cấp đê thì có được điều chỉnh lại cấp không, thì theo quy định tại Điều 9 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Điều chỉnh tăng, giảm cấp đê
Đê sau khi đã được xác định cấp theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này, có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp theo các tiêu chí sau đây:
1. Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;
2. Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính, các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường giao thông quan trọng;
3. Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
4. Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi đã được phân cấp đê thì có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp theo các tiêu chí sau:
- Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;
- Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính, các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường giao thông quan trọng;
- Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
- Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ.
Sau khi đã được phân cấp đê thì có được điều chỉnh lại cấp không? (Hình từ Internet)
Việc xác định ranh giới đê sông và đê cửa sông như thế nào?
Việc xác định ranh giới đê sông và đê cửa sông được quy định tại Điều 10 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Xác định ranh giới đê sông, đê cửa sông, đê biển
1. Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông được xác định tại vị trí độ chênh cao do nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,5 mét, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển triều tần suất 5% và bão cấp 9.
2. Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển được xác định tại vị trí độ cao sóng xấp xỉ bằng 0,5 mét, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển sóng bất lợi tương ứng triều tần suất 5% và bão cấp 9.
Như vậy, theo quy định trên thì ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông được xác định tại vị trí độ chênh cao do nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,5 mét, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển triều tần suất 5% và bão cấp 9.
Cơ quan nào tổ chức phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn?
Cơ quan tổ chức phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm thực hiện quy định về phân cấp đê
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo ủy quyền của Chính phủ.
2. Các tuyến đê được phân cấp theo Thông tư này phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; quy hoạch đê điều được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các địa phương có đê đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp, hàng năm rà soát theo các tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Thông tư này, nếu không phù hợp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh cấp đê cho phù hợp.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo ủy quyền của Chính phủ.
Tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê được quy định theo nguyên tắc nào?
Tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê được quy định theo nguyên tắc tại Điều 12 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê
1. Quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải đảm bảo an toàn cho đê.
2. Xác định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải căn cứ vào điều kiện địa chất nền, thân đê, kết cấu mặt đê, đặc điểm của đê.
3. Cắm biển báo quy định tải trọng cho tuyến đê, đoạn đê phải phù hợp với đặc điểm của tuyến đê, đoạn đê (các trục giao thông giao cắt với đê, các dốc lên đê, các công trình trên đê), thuận lợi cho phương tiện tham gia giao thông trên đê.
4. Biển báo giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới đi trên đê thực hiện theo mẫu biển báo giao thông đường bộ hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê được quy định theo nguyên tắc sau:
- Quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải đảm bảo an toàn cho đê.
- Xác định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải căn cứ vào điều kiện địa chất nền, thân đê, kết cấu mặt đê, đặc điểm của đê.
- Cắm biển báo quy định tải trọng cho tuyến đê, đoạn đê phải phù hợp với đặc điểm của tuyến đê, đoạn đê (các trục giao thông giao cắt với đê, các dốc lên đê, các công trình trên đê), thuận lợi cho phương tiện tham gia giao thông trên đê.
- Biển báo giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới đi trên đê thực hiện theo mẫu biển báo giao thông đường bộ hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?