Sau bao lâu phải định giá lại tang vật bị tịch thu xử lý bằng hình thức bán đấu giá? Tang vật bị tịch thu trong trường hợp nào được đấu giá?
Tang vật bị tịch thu trong trường hợp nào được đấu giá?
Tang vật bị tịch thu trong trường hợp nào được đấu giá được quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định các tài sản phải được bán thông qua đấu giá gồm:
Tài sản đấu giá
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
...
đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
...
Như vậy, tang vật bị tịch thu trong trường hợp vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước phải bán thông qua đấu giá
Sau bao lâu phải định giá lại tang vật bị tịch thu xử lý bằng hình thức bán đấu giá?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
...
3. Đối với tài sản xử lý theo hình thức bán đấu giá:
a) Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, việc tổ chức đấu giá được thực hiện như sau:
- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản ký hợp đồng đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản hoặc thành lập Hội đồng đấu giá tài sản (trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu tài sản) theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
- Giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính là giá khởi điểm để tổ chức đấu giá.
Trong các trường hợp sau đây phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để đấu giá chưa được xác định giá trị; thời điểm dự kiến tổ chức đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để đấu giá.
Thành phần Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xác định giá khởi điểm để đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Thông tư 144/2017/TT-BTC).
...
Như vậy, đối với tài sản đã được xác định giá trị, đơn vị sẽ cần thành lập Hội đồng để xác định lại giá khởi điểm nếu như thời điểm dự kiến tổ chức đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 hoặc giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để đấu giá.
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 57/2018/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định như sau:
- Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được nộp vào tài Khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài Khoản:
+ Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý tài sản;
+ Sở Tài chính đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý và tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương phê duyệt phương án xử lý tài sản, trừ các tài sản quy định tại Điểm a Khoản này;
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã phê duyệt phương án xử lý tài sản.
- Số tiền nộp vào tài Khoản tạm giữ quy định tại Khoản 1 Điều này sau khi trừ đi các Khoản chi quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?