Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Dự án Luật Học tập suốt đời trong kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Dự án Luật Học tập suốt đời trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt là một trong nhưng nội dung về phát triển thị trường lao động trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế năm 2021-2025?

Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết 31/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 được ban hành kèm theo Nghị Quyết 54/NQ-CP ngày 12/4/2022.

Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Dự án Luật Học tập suốt đời sẽ được nghiên cứu xây dựng trong kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

Dự án Luật Học tập suốt đời sẽ được nghiên cứu xây dựng trong kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

Nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong cộng đồng?

Theo nội dung tại Quyết định 387/QĐ-TTg thì vấn đề học tập suốt đời đã được Phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021 – 2030" như sau:

- Bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội.

+Tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền các Bộ tiêu chí đánh giá các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập phù hợp với các phương thức học tập suốt đời trong điều kiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo;

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu Chương trình, triển khai các Bộ tiêu chí trong các tổ chức Khuyến học và trên các địa bàn dân cư trong cả nước;

+ Tổ chức tập huấn về nội dung, phương pháp triển khai các Bộ tiêu chí mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị.

- Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến về xây dựng và phát triển các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập trong cộng đồng.

+ Tuyên truyền rộng rãi thông qua hệ thống tạp chí, nội san, bản tin và các website của Trung ương Hội và Hội khuyến học các địa phương; trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương;

+ Tổ chức tuyên truyền thông qua sự phối hợp với các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội;

+ Phát động phong trào thi đua, tổ chức cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, gắn kết với phong trào xây dựng cộng đồng học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng các mô hình học tập.

+ Nghiên cứu, xây dựng phần mềm nhằm số hóa và triển khai thực hiện trên nền tảng công nghệ số việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo... việc thực hiện các Bộ tiêu chí xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” theo các mục tiêu của Chương trình;

+ Xây dựng trang thông tin điện tử trên cơ sở kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu về tài nguyên thông tin thư viện, Hệ tri thức Việt số hóa và các cơ sở dữ liệu quốc gia khác... giúp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao hiểu biết cho cán bộ hội, hội viên khuyến học và người dân về các nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập.

- Tăng cường công tác phối hợp với ngành Giáo dục, ngành Văn hóa, ngành Thông tin để phát triển nguồn lực thông tin, duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa cơ sở, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030.

- Đẩy mạnh triển khai nhân rộng, sơ kết, tổng kết các mô hình học tập.

+ Tổ chức quán triệt các chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đề án, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và nhân rộng các mô hình học tập giai đoạn 2021 - 2030;

+ Định kỳ tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm và Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào quý II năm 2026; Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm và Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 vào quý IV năm 2030;

+ Tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” theo các giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030, bao gồm: Biên soạn, in ấn tài liệu hướng dẫn, đánh giá, công nhận các Danh hiệu; tập huấn về quy trình thu thập minh chứng, đánh giá, cho điểm; tổ chức đánh giá và công nhận các Danh hiệu.

- Huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, nhân rộng các mô hình học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Học tập suốt đời trong kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương:

Tập trung triển khai xây dựng Khung Chiến lược phát triển giáo dục đại học; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học góp phần đổi mới hoạt động giáo dục đại học gắn với quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo; tăng cường ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chú trọng kết nối giữa cơ sở giáo dục đại học với các ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm gắn kết đào tạo lý thuyết với thực hành, thực tập.

+ Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Dự án Luật Học tập suốt đời trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt.

+ Xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Xây dựng chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương:

+ Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ tri thức giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cơ cấu lại nền kinh tế
Dự án Luật Học tập suốt đời
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đến hết năm 2025, Việt Nam phấn đấu nâng số lượng doanh nghiệp lên 1,5 triệu doanh nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế?
Pháp luật
Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Dự án Luật Học tập suốt đời trong kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Gia hạn thời gian trình Dự án Luật Thuế tài sản lên 03 năm theo nội dung Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025?
Pháp luật
Từ nay đến năm 2025, các Dự án Luật về thuế nào sẽ được nghiên cứu xây dựng để phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ cấu lại nền kinh tế
1,190 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ cấu lại nền kinh tế Dự án Luật Học tập suốt đời

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ cấu lại nền kinh tế Xem toàn bộ văn bản về Dự án Luật Học tập suốt đời

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào