Sao hạn năm Ất Tỵ là gì? Lịch nghỉ Tết năm Ất Tỵ là gì? Tổ chức lễ cúng giải sao hạn với mục đích trục lợi thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Sao hạn năm Ất Tỵ là gì?
Sao hạn trong phong thủy là những vì sao được chiếu mệnh theo hệ thống tử vi của 12 con giáp, phản ánh sự tác động của các sao này vào vận mệnh của mỗi người trong văn hóa phương Đông.
>>> Xem chi tiết tại bài viết: Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu? Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan hay không?
Theo Lịch âm năm 2025 (Ất Tỵ), mỗi sao chiếu mệnh sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau, tùy thuộc vào ngũ hành của từng sao.
Ví dụ: Năm Ất Tỵ 2025 những người có năm sinh sau đây ứng với sao hạn:
Nữ sinh năm 2000 có sao Thái Âm chiếu mệnh, Nam sinh năm 2000 có sao Thái Bạch chiếu mệnh.
Nữ sinh năm 2001 có sao Kế Đô chiếu mệnh, Nam sinh năm 2001 có sao Thái Dương chiếu mệnh.
Nữ sinh năm 2002 có sao Vân Hớn chiếu mệnh, Nam sinh năm 2002 có sao Mộc Đức chiếu mệnh.
Nữ sinh năm 2003 có sao Thái Dương chiếu mệnh, Nam sinh năm 2003 có sao Thổ Tú chiếu mệnh.
Nữ sinh năm 2004 có sao Thái Bạch chiếu mệnh, Nam sinh năm 2004 có sao Thái Âm chiếu mệnh.
Xem Bảng sao hạn năm Ất Tỵ 2025 cho đầy đủ các tuổi Tải về
Việc hiểu rõ về các sao chiếu mệnh này sẽ giúp mỗi người có thể hóa giải vận hạn, cải thiện sức khỏe, tài lộc và cuộc sống, duy trì sự hài hòa giữa các yếu tố ngũ hành trong cuộc sống hàng ngày.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Sao hạn năm Ất Tỵ là gì? Lịch nghỉ Tết năm Ất Tỵ là gì? Tổ chức lễ cúng giải sao hạn với mục đích trục lợi thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ tết Ất Tỵ là gì?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, theo quy định người lao động sẽ có 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch, Tuy nhiên, hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.
>>> Xem chi tiết tại: Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức
Năm 2025, Lịch nghỉ tết 2025 sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau:
- 28 Tết: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch
- 29 Tết: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch
- Mùng 1 Tết: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch
- Mùng 2 Tết: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch
- Mùng 3 Tết: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch
- Mùng 4 Tết: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch
- Mùng 5 Tết: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch
Tổ chức lễ cúng giải sao hạn với mục đích trục lợi thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tổ chức lễ cúng giải sao hạn (cúng sao giải hạn) đầu năm với mục đích kiếm tiền (tổ chức hoạt động mê tín dị đoan) thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
…
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi tổ chức lễ cúng để giải sao hạn đầu năm với mục đích trục lợi, lợi dụng lòng tin để kiếm tiền mang tính chất của hoạt động mê tín dị đoan thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (đối với tổ chức).
Lưu ý: mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi tương tự thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt của cá nhân (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Internet, số hiệu mạng bị xử lý thu hồi trong các trường hợp nào từ ngày 25/12/2024?
- Trách nhiệm bảo đảm để công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát chuẩn Quyết định 356/QĐ-VKSTC?
- Các thông tin công bố định kỳ và thông tin công bố bất thường mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai?
- Nâng lương trước thời hạn mới nhất 2025 do lập thành tích? Điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là gì?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại biểu dự đại hội gồm những người nào?