Sao chép chương trình phát sóng không nhằm mục đích kinh tế thì có bị chủ sở hữu của chương trình ngăn cấm hay không?
Quyền của tổ chức phát sóng theo quy định của luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 33 Nghị định 22/2022/NĐ-CP quy định về quyền của tổ chức phát sóng như sau:
- Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
+ Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
+ Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
+ Định hình chương trình phát sóng của mình;
+ Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.
- Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.
Quyền của tổ chức phát sóng theo quy định mới tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về quyền của tổ chức phát sóng như sau:
- Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
+ Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
+ Định hình chương trình phát sóng của mình;
+ Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản định hình chương trình phát sóng của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
- Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này.
- Chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
+ Sao chép chương trình phát sóng chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp chương trình phát sóng, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
+ Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản định hình chương trình phát sóng đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Sao chép chương trình phát sóng không nhằm mục đích kinh tế thì có bị chủ sở hữu của chương trình ngăn cấm hay không? (Hình từ internet)
Điểm mới của về quyền của tổ chức phát sóng được bổ sung tại Luật mới?
Theo đó dựa vào những quy định nêu trên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã bổ sung một số điểm mới về quyền của tổ chức phát sóng như sau:
Bổ sung thêm quy định phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng khi Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này.
Bổ sung thêm quyền của các tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện các hành vi như sau:
Sao chép chương trình phát sóng chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp chương trình phát sóng, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản định hình chương trình phát sóng đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Như vậy, trong trường hợp tổ chức, cá nhân sao chép chương trình phát sóng chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này hoặc phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản định hình chương trình phát sóng đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối thì chủ sở hữu quyền phát sóng đó không không được quyền ngăn cấm.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?