Sản xuất thức ăn chăn nuôi ngay tại trang trại cần bảo đảm thực hiện đúng quy định về các nội dung gì?

Tôi muốn sản xuất thức ăn chăn nuôi ngay tại trang trại thì cần bảo đảm thực hiện đúng quy định về các nội dung gì? Về thực hành chăn nuôi tốt cần thực hiện như thế nào? Để hướng tới chăn nuôi bền vững thì trang trại cần chú ý các vấn đề gì? - Câu hỏi của anh Quốc Thành (Lâm Đồng).

Sản xuất thức ăn chăn nuôi ngay tại trang trại cần bảo đảm thực hiện đúng quy định về các nội dung gì?

Tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt có quy định như sau:

Sản xuất thức ăn tại trang trại
6.2.1. Thành phần thức ăn chăn nuôi
62. Sản xuất thức ăn tại trang trại cần áp dụng các hướng dẫn đã được thiết lập trong 4.1 của Tiêu chuẩn này khi nguồn thành phần thức ăn chăn nuôi cách xa trang trại.
63. Thành phần thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại trang trại cần đáp ứng các yêu cầu được quy định đối với nguồn thành phần thức ăn cách xa trang trại. Ví dụ, không cho động vật nuôi ăn hạt giống đã xử lý để trồng trọt.
6.2.2. Phối trộn
64. Sản xuất thức ăn tại trang trại cần áp dụng các hướng dẫn đã được thiết lập trong Điều 5 của tiêu chuẩn này. Hướng dẫn cụ thể được nêu trong 5.6 của Tiêu chuẩn này.
65. Trong trường hợp cụ thể, thức ăn chăn nuôi cần được phối trộn sao cho giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn chéo giữa thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi mà có thể có ảnh hưởng đến độ an toàn và thời gian lưu của thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi.
6.2.3. Hồ sơ giám sát
66. Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tại trang trại cần lưu giữ các hồ sơ thích hợp của quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi để hỗ trợ trong quá trình truy cứu các vấn đề ô nhiễm và bệnh tật có liên quan đến thức ăn chăn nuôi có thể xảy ra.
67. Ngoài các hồ sơ quy định tại 4.3 phải lưu lại hồ sơ về thành phần thức ăn chăn nuôi đầu vào, ngày nhận và mẻ thức ăn chăn nuôi đã sản xuất.

Theo đó khi sản xuất thức ăn chăn nuôi tại trang trại thì cần thực hiện đúng theo các nội dung về:

- Thành phần thức ăn chăn nuôi

- Phối trộn

- Hồ sơ giám sát.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi ngay tại trang trại

Sản xuất thức ăn chăn nuôi ngay tại trang trại (Hình từ Internet)

Về thực hành chăn nuôi tốt cần thực hiện như thế nào?

Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) thì thực hành chăn nuôi tốt bao gồm các hoạt động hỗ trợ nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lí thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi tại trang trại trong khi giảm thiểu các mối nguy sinh học, hóa học và vật lí trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật mà ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đồng thời phải đáp ứng đúng yêu cầu về các yếu tố:

- Nước: Nước dùng để uống hoặc để nuôi trồng thủy sản phải có chất lượng thích hợp cho vật nuôi. Trường hợp có nghi ngờ về sự ô nhiễm từ nguồn nước, thì cần thực hiện các biện pháp đo để đánh giá và giảm thiểu các mối nguy.

- Đồng cỏ chăn thả gia súc:

+ Việc chăn thả gia súc trên các đồng cỏ và trên đất gieo trồng cần được quản lí sao cho giảm thiểu ô nhiễm có thể tránh được bởi các mối nguy an toàn sinh học, vật lí từ đó có ảnh hưởng đến thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

+ Khi thích hợp, cần có một khoảng thời gian đủ dài để quan sát trước khi cho phép vật nuôi được chăn thả trên đồng cỏ, cây trồng và phụ phẩm của cây trồng và giữa hai lần chăn thả luân phiên để giảm thiểu nhiễm bẩn chéo sinh học từ phân.

+ Trong trường hợp sử dụng hóa chất nông nghiệp, nhà sản xuất phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu về thời gian lưu.

- Cho ăn:

+ Điều quan trọng là cho vật nuôi ăn loại thức ăn thích hợp và tuân theo các hướng dẫn sử dụng. Sự ô nhiễm phải được giảm thiểu trong suốt quá trình ăn. Các thông tin về việc cho động vật ăn cái gì và cho ăn khi nào phải có sẵn, để đảm bảo rằng các mối nguy về an toàn thực phẩm được giám sát.

+ Vật nuôi sử dụng thức ăn có bổ sung thuốc cần được nhận biết và quản lí một cách thích hợp cho đến khi đủ thời gian lưu (nếu có) và hồ sơ của các quy trình này phải được lưu giữ. Các quy trình để đảm bảo rằng thức ăn có bổ sung thuốc được vận chuyển đến đúng nơi và được cho ăn đúng vật nuôi với yêu cầu thuốc phải được kèm theo. Các phương tiện vận chuyển thức ăn và các thiết bị cho ăn phải được lau sạch sau khi sử dụng, nếu các phương tiện này tiếp tục vận chuyển thức ăn có bổ sung thuốc hoặc thức ăn không bổ sung thuốc hoặc thành phần thức ăn khác.

Để hướng tới chăn nuôi bền vững thì trang trại cần chú ý các vấn đề gì?

Tại tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) thì để hướng tới chăn nuôi bên vững cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Đơn vị sản xuất chăn nuôi phải được đặt trong khu vực sản xuất thực phẩm có mối nguy đến an toàn thực phẩm. Cần chú ý cẩn thận để tránh sự tiếp xúc của vật nuôi với đất bị ô nhiễm và với các phương tiện có các nguồn độc tiềm ẩn.

- Đơn vị sản xuất chăn nuôi cần được thiết kế sao cho có thể được làm sạch hoàn toàn. Đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi và thiết bị cho ăn cần được làm sạch thường xuyên để tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn đến an toàn thực phẩm. Sử dụng hóa chất thích hợp để làm sạch và khử trùng các thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn sử dụng. Các sản phẩm này nên được dán nhãn và bảo quản xa nơi sản xuất thức ăn, kho bảo quản và khu vực cho ăn.

- Hệ thống kiểm soát dịch hại phải được đưa vào đơn vị sản xuất chăn nuôi nhằm kiểm soát sự xâm nhập của các loài gây hại từ đó giảm thiểu các mối nguy tiềm ẩn đến an toàn thực phẩm.

- Các nhà sản xuất và nhân viên làm việc trong các đơn vị sản xuất chăn nuôi cần phải tuân thủ các yêu cầu vệ sinh thích hợp để giảm thiểu các mối nguy tiềm ẩn đến an toàn thực phẩm từ thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quảng cáo thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chăn nuôi là gì? Cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Pháp luật
Sản phẩm thức ăn truyền thống trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Pháp luật
Bản công bố hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được thông báo tiếp nhận, sau đó có chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ có được tiếp nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với tên A tại nước ngoài về sang chiết và lưu hành tại việt Nam với tên B có được không?
Pháp luật
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ khi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì thức ăn đậm đặc là gì? Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
966 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào