Sản xuất phim đặt hàng được quy định như thế nào? Nếu thêm, bớt làm thay đổi nội dung phim đã được phép phổ biến có bị xử phạt hành chính không?
Những hành vi nào vi phạm trong sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Điện ảnh 2006 quy định về các hành vi vi phạm trong sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim, cụ thể như sau:
- Vi phạm quy định tại Điều 11 của Luật này.
- Sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim không có giấy phép kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài không có giấy phép của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc thực hiện không đúng nội dung quy định trong giấy phép. (cụm từ "Bộ Văn hoá - Thông tin" được thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- Vi phạm quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng giữa Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim với chủ đầu tư hoặc với biên kịch, đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm phim.
- Không trình duyệt phim để được cấp giấy phép trước khi phổ biến phim."
- Không thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, không tổ chức đấu thầu đối với sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. (khoản này được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
Dẫn chiếu đến Điều 11 Luật Điện ảnh 2006 quy định như sau:
"Điều 11. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân."
Sản xuất phim đặt hàng được quy định như thế nào?
Sản xuất phim đặt hàng
Theo Điều 24 Luật Điện ảnh 2006 quy định về sản xuất phim đặt hàng như sau:
- Tổ chức, cá nhân đặt hàng sản xuất phim là chủ đầu tư dự án sản xuất phim.
- Chủ đầu tư dự án sản xuất phim đặt hàng theo kịch bản văn học của mình phải liên đới chịu trách nhiệm với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim về nội dung phim.
- Đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản; được quyết định hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn dự án sản xuất phim, bảo đảm chất lượng tác phẩm và hiệu quả kinh tế-xã hội. (khoản này được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- Chủ đầu tư dự án sản xuất phim có trách nhiệm cung cấp tài chính và thực hiện các điều khoản khác theo đúng hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất phim.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim phải thực hiện đúng hợp đồng với chủ đầu tư dự án sản xuất phim và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phim.
Nếu thêm, bớt làm thay đổi nội dung phim đã được phép phổ biến có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, về vi phạm quy định về sản xuất phim cụ thể như sau:
"[...] 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất phỉ báng, xúc phạm giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; kích động bạo lực; khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào phim đã được phép phổ biến;
b) Thêm, bớt làm thay đổi nội dung phim đã được phép phổ biến.
[...] 8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này;
e) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi phim đã được phép phổ biến đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này."
Tuy nhiên, theo khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân, Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đốo với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp thêm, bớt làm thay đổi nội dung phim đã được phép phổ biến có thể bị xử phạt theo mức phạt quy định trên. Đồng thời, buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi phim đã được phép phổ biến đối với hành vi vi phạm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?