Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có những đặc điểm nào? Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi nào?
Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có những đặc điểm nào?
Theo Điều 114 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Đặc điểm nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí
1. Bảo hiểm hưu trí bao gồm:
a) Bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân;
b) Bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (bảo hiểm hưu trí nhóm): bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
2. Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có các đặc điểm sau đây:
a) Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại văn bản pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu;
b) Cơ cấu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hưu trí được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị định này;
c) Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Điều 118 Nghị định này.
Theo đó, bảo hiểm hưu trí bao gồm:
- Bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân.
- Bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (bảo hiểm hưu trí nhóm).
Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có các đặc điểm sau đây:
- Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại văn bản pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu.
- Cơ cấu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hưu trí được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu
+ Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
+ Phí đầu tư: là phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu, được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm.
- Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Điều 118 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí
...
2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí;
c) Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Quyền lợi bảo hiểm rủi ro của hợp đồng bảo hiểm hưu trí được quy định như thế nào?
Quyền lợi bảo hiểm rủi ro của hợp đồng bảo hiểm hưu trí được quy định tại khoản 3 Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
- Quyền lợi trợ cấp mai táng:
+ Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
+ Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
+ Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?